Vào lúc 7h sáng ngày 30/6/1908, người dân ở quanh khu vực sông Tunguska, Nga bị rung chuyển bởi âm thanh rùng rợn của một siêu vụ nổ.Theo các chuyên gia, vụ nổ có sức công phá tương đương 10 - 15 triệu tấn thuốc nổ TNT. Do vậy, âm thanh của vụ nổ rất lớn đến mức người dân ở nhiều khu vực lân cận có thể nghe và cảm nhận sự rung chuyển của bầu khí quyển.Thậm chí, 2 ngày sau khi xảy ra vụ nổ, những hạt bụi cháy sáng từ vụ nổ ở Tunguska khiến người dân London, Anh (cách vụ nổ khoảng 10.000 km) có thể đọc báo vào ban đêm mà không cần đèn hay các thiết bị chiếu sáng khác.Siêu vụ nổ chỉ diễn ra trong khoảng 1 phút nhưng tác động mà nó gây ra không hề nhỏ. Trên thực tế, tác động của vụ nổ đã san phẳng cả một khu vực rộng lớn hơn 2.000 km2 với khoảng 80 triệu cây cối bị đốn hạ và nhiều động vật chết.Vào thời điểm ấy, giới khoa học gọi vụ nổ này là "sự kiện Tunguska" - theo tên nơi xảy ra vụ việc gây chấn động dư luận. Ngay sau khi xảy ra vụ nổ, giới chức trách cũng như các chuyên gia, nhà khoa học Nga vào cuộc điều tra nhằm tìm hiểu nguyên nhân.Trong quá trình điều tra, các chuyên gia không tìm thấy bất cứ mảnh vỡ nào nghi của vật thể gây ra vụ nổ. Vì vậy, việc điều tra gặp nhiều khó khăn và rơi vào bế tắc.Trước tình hình ấy, một số giả thuyết được các chuyên gia đưa ra. Trong số này có giả thuyết cho rằng vụ nổ xảy ra là do một thiên thạch, sao chổi hay tiểu hành tinh va chạm với Trái đất.Theo giả thuyết này, thiên thạch, sao chổi hay tiểu hành tinh nổ tung hoàn toàn khi ở trên không. Do vậy, nó không tạo ra một miệng hố trên mặt đất.Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn còn một số vấn đề khó giải. Theo các chuyên gia, dù thiên thạch, sao chổi hay tiểu hành tinh nổ tung trên không thì chắc chắn sẽ có một vài mảnh vỡ rơi xuống đất. Thế nhưng, các nhà điều tra lại không tìm thấy manh mối nào.Dù các nhà điều tra cũng như giới chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực tham gia tìm hiểu nguyên nhân nhưng đến nay siêu vụ nổ bí ẩn này vẫn là ẩn số chưa có lời giải.Mời độc giả xem video: Vụ nổ xe khách Bắc Ninh: Ai mang thuốc nổ (nguồn: VTC14)
Vào lúc 7h sáng ngày 30/6/1908, người dân ở quanh khu vực sông Tunguska, Nga bị rung chuyển bởi âm thanh rùng rợn của một siêu vụ nổ.
Theo các chuyên gia, vụ nổ có sức công phá tương đương 10 - 15 triệu tấn thuốc nổ TNT. Do vậy, âm thanh của vụ nổ rất lớn đến mức người dân ở nhiều khu vực lân cận có thể nghe và cảm nhận sự rung chuyển của bầu khí quyển.
Thậm chí, 2 ngày sau khi xảy ra vụ nổ, những hạt bụi cháy sáng từ vụ nổ ở Tunguska khiến người dân London, Anh (cách vụ nổ khoảng 10.000 km) có thể đọc báo vào ban đêm mà không cần đèn hay các thiết bị chiếu sáng khác.
Siêu vụ nổ chỉ diễn ra trong khoảng 1 phút nhưng tác động mà nó gây ra không hề nhỏ. Trên thực tế, tác động của vụ nổ đã san phẳng cả một khu vực rộng lớn hơn 2.000 km2 với khoảng 80 triệu cây cối bị đốn hạ và nhiều động vật chết.
Vào thời điểm ấy, giới khoa học gọi vụ nổ này là "sự kiện Tunguska" - theo tên nơi xảy ra vụ việc gây chấn động dư luận. Ngay sau khi xảy ra vụ nổ, giới chức trách cũng như các chuyên gia, nhà khoa học Nga vào cuộc điều tra nhằm tìm hiểu nguyên nhân.
Trong quá trình điều tra, các chuyên gia không tìm thấy bất cứ mảnh vỡ nào nghi của vật thể gây ra vụ nổ. Vì vậy, việc điều tra gặp nhiều khó khăn và rơi vào bế tắc.
Trước tình hình ấy, một số giả thuyết được các chuyên gia đưa ra. Trong số này có giả thuyết cho rằng vụ nổ xảy ra là do một thiên thạch, sao chổi hay tiểu hành tinh va chạm với Trái đất.
Theo giả thuyết này, thiên thạch, sao chổi hay tiểu hành tinh nổ tung hoàn toàn khi ở trên không. Do vậy, nó không tạo ra một miệng hố trên mặt đất.
Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn còn một số vấn đề khó giải. Theo các chuyên gia, dù thiên thạch, sao chổi hay tiểu hành tinh nổ tung trên không thì chắc chắn sẽ có một vài mảnh vỡ rơi xuống đất. Thế nhưng, các nhà điều tra lại không tìm thấy manh mối nào.
Dù các nhà điều tra cũng như giới chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực tham gia tìm hiểu nguyên nhân nhưng đến nay siêu vụ nổ bí ẩn này vẫn là ẩn số chưa có lời giải.
Mời độc giả xem video: Vụ nổ xe khách Bắc Ninh: Ai mang thuốc nổ (nguồn: VTC14)