Trong các lăng mộ của pharaoh Ai Cập, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã phát hiện được những bằng chứng về cạm bẫy chết người được người xưa bố trí để bảo vệ nơi yên nghỉ của nhà vua.Cụ thể, người Ai Cập thời cổ đại đã sử dụng những con rắn cực độc, bọ cạp sẵn sàng tấn công bất cứ kẻ nào đột nhập vào bên trong lăng mộ pharaoh.Những con vật trên mang theo nọc độc gây chết người khiến những kẻ trộm mộ phải trả giá bằng mạng sống nếu bị chúng cắn.Nhờ những con rắn độc và bọ cạp, thi hài các vị vua Ai Cập được bảo vệ nguyên vẹn cùng với đồ tùy táng trong lăng mộ.Các nhà khoa học cũng phát hiện người Ai Cập thời cổ đại sử dụng bột hematite - loại bụi kim loại sắc nhọn để bảo vệ giấc ngủ ngàn năm của người quá cố. Bột hematite sẽ khiến cơ thể người hít phải bị bào mòn dần và chết từ từ trong đau đớn.Một trường hợp đáng chú ý là vào năm 2001, tiến sĩ Zahi Hawass và nhóm khảo cổ của ông phát hiện một lăng mộ tại ốc đảo Baharia.Về sau, nhóm của tiến sĩ Hawass phải chóng rút ra bên ngoài để đảm bảo an toàn tính mạng do phát hiện các cổ vật trong lăng mộ được phủ một lớp hematite dày khoảng 20 cm.Ngoài bột hematite, các chuyên gia còn phát hiện người xưa sử dụng Chu sa (cinnabar) màu đỏ như một loại bẫy để bảo vệ lăng mộ khỏi những tên trộm mộ.Các nhà khảo cổ đã phát hiện chất chu sa (cinnabar) màu đỏ trên bộ xương của Nữ hoàng Đỏ nằm trong quan tài bằng đá khi đang tiến hành nghiên cứu các bậc thang của ngôi đền XIII tại Palenque, Mexico.Chu sa là một khoáng vật cực độc sẵn có trong tự nhiên. Nạn nhân chỉ cần hít phải cinnabar có thể bị ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí là mất mạng.Mời độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ có di hài còn nguyên vẹn (nguồn: VTC14)
Trong các lăng mộ của pharaoh Ai Cập, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã phát hiện được những bằng chứng về cạm bẫy chết người được người xưa bố trí để bảo vệ nơi yên nghỉ của nhà vua.
Cụ thể, người Ai Cập thời cổ đại đã sử dụng những con rắn cực độc, bọ cạp sẵn sàng tấn công bất cứ kẻ nào đột nhập vào bên trong lăng mộ pharaoh.
Những con vật trên mang theo nọc độc gây chết người khiến những kẻ trộm mộ phải trả giá bằng mạng sống nếu bị chúng cắn.
Nhờ những con rắn độc và bọ cạp, thi hài các vị vua Ai Cập được bảo vệ nguyên vẹn cùng với đồ tùy táng trong lăng mộ.
Các nhà khoa học cũng phát hiện người Ai Cập thời cổ đại sử dụng bột hematite - loại bụi kim loại sắc nhọn để bảo vệ giấc ngủ ngàn năm của người quá cố. Bột hematite sẽ khiến cơ thể người hít phải bị bào mòn dần và chết từ từ trong đau đớn.
Một trường hợp đáng chú ý là vào năm 2001, tiến sĩ Zahi Hawass và nhóm khảo cổ của ông phát hiện một lăng mộ tại ốc đảo Baharia.
Về sau, nhóm của tiến sĩ Hawass phải chóng rút ra bên ngoài để đảm bảo an toàn tính mạng do phát hiện các cổ vật trong lăng mộ được phủ một lớp hematite dày khoảng 20 cm.
Ngoài bột hematite, các chuyên gia còn phát hiện người xưa sử dụng Chu sa (cinnabar) màu đỏ như một loại bẫy để bảo vệ lăng mộ khỏi những tên trộm mộ.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện chất chu sa (cinnabar) màu đỏ trên bộ xương của Nữ hoàng Đỏ nằm trong quan tài bằng đá khi đang tiến hành nghiên cứu các bậc thang của ngôi đền XIII tại Palenque, Mexico.
Chu sa là một khoáng vật cực độc sẵn có trong tự nhiên. Nạn nhân chỉ cần hít phải cinnabar có thể bị ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí là mất mạng.
Mời độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ có di hài còn nguyên vẹn (nguồn: VTC14)