Nhóm khảo cổ học đến từ Bệnh viện Đại học Federico II (Ý) đã nghiên cứu hàng loạt bộ hài cốt bị tro và đá núi lửa chôn vùi 2.000 năm trong 12 căn phòng cổ đại thuộc TP Herculaneum. Các bộ hài cốt vừa được phát hiện - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấpNhững người hóa đá nổi tiếng ở thị trấn Pompeii lân cậnHerculaneum và thị trấn lân cận Pompeii nổi tiếng với thảm họa núi lửa cực kỳ tàn khốc Vesuvius vào năm 79 sau Công nguyên, giết chết 16.000 người, đã từng được tái hiện trong bộ phim "Pompeii" khá nổi tiếng. Cận cảnh các mẩu xương cốt được khai quật - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.Các giả thuyết cũ cho rằng dung nham, tro, bụi, đá từ núi lửa đã bị giải phóng quá nhiều, khiến hàng ngàn người bị chôn sống mà không kịp thoát thân. Nhưng các nhà khoa học Ý phát hiện họ chết theo cách còn kinh hoàng hơn, trước khi bị chôn vùi. Nhiều hộp sọ trên các bộ hài cốt thu thập được có những vết nứt, vỡ và cả những "dấu vết đen tối" đáng sợ. Các hộp sọ mang "dấu vết bóng tổi - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấpCác bước nghiên cứu cho thấy vết đen trên xương người là dấu tích máu đã bị đun sôi đến mức bốc hơi, do nguồn nhiệt khổng lồ bỗng dưng ập đến từ vụ phun trào. Ở nhiều hài cốt còn cả dấu tích của não người bị luộc chín, giải phóng vô số hơi nước khiến hộp sọ nổ tung, khiến họ có thể đã chết trước khi tro bụi và đá kịp vùi lấp. Ban đầu khi phát hiện những vết đen và tìm ra đó là sắt, các nhà khảo cổ đã nghĩ đến một thứ trang sức kim loại nào đó. Nhưng cuối cùng họ xác định được rằng đó chính là máu, khi bị đun với nhiệt độ quá cao đã tách các thành phần vật chất ra, lắng đọng phần sắt vào xương.12 căn phòng được xây dựng ven bãi biển Herculaneum là một nơi trú ẩn tạm khi thảm họa núi lửa bắt đầu xảy ra. Ước tính có 300 người bước vào đó nương náu để rồi ngọn núi lửa nhanh chóng biến dãy nhà thành ngôi mộ tập thể. Các phép đo đạc cho thấy trước khi bị vùi lấp, không khí trong các căn phòng đã tăng vọt lên 200-500 độ C. 300 người trú ẩn đã chết ngay khoảnh khắc đó. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học PLOS One.
Nhóm khảo cổ học đến từ Bệnh viện Đại học Federico II (Ý) đã nghiên cứu hàng loạt bộ hài cốt bị tro và đá núi lửa chôn vùi 2.000 năm trong 12 căn phòng cổ đại thuộc TP Herculaneum. Các bộ hài cốt vừa được phát hiện - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Những người hóa đá nổi tiếng ở thị trấn Pompeii lân cận
Herculaneum và thị trấn lân cận Pompeii nổi tiếng với thảm họa núi lửa cực kỳ tàn khốc Vesuvius vào năm 79 sau Công nguyên, giết chết 16.000 người, đã từng được tái hiện trong bộ phim "Pompeii" khá nổi tiếng. Cận cảnh các mẩu xương cốt được khai quật - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.
Các giả thuyết cũ cho rằng dung nham, tro, bụi, đá từ núi lửa đã bị giải phóng quá nhiều, khiến hàng ngàn người bị chôn sống mà không kịp thoát thân. Nhưng các nhà khoa học Ý phát hiện họ chết theo cách còn kinh hoàng hơn, trước khi bị chôn vùi. Nhiều hộp sọ trên các bộ hài cốt thu thập được có những vết nứt, vỡ và cả những "dấu vết đen tối" đáng sợ. Các hộp sọ mang "dấu vết bóng tổi - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Các bước nghiên cứu cho thấy vết đen trên xương người là dấu tích máu đã bị đun sôi đến mức bốc hơi, do nguồn nhiệt khổng lồ bỗng dưng ập đến từ vụ phun trào. Ở nhiều hài cốt còn cả dấu tích của não người bị luộc chín, giải phóng vô số hơi nước khiến hộp sọ nổ tung, khiến họ có thể đã chết trước khi tro bụi và đá kịp vùi lấp. Ban đầu khi phát hiện những vết đen và tìm ra đó là sắt, các nhà khảo cổ đã nghĩ đến một thứ trang sức kim loại nào đó. Nhưng cuối cùng họ xác định được rằng đó chính là máu, khi bị đun với nhiệt độ quá cao đã tách các thành phần vật chất ra, lắng đọng phần sắt vào xương.
12 căn phòng được xây dựng ven bãi biển Herculaneum là một nơi trú ẩn tạm khi thảm họa núi lửa bắt đầu xảy ra. Ước tính có 300 người bước vào đó nương náu để rồi ngọn núi lửa nhanh chóng biến dãy nhà thành ngôi mộ tập thể. Các phép đo đạc cho thấy trước khi bị vùi lấp, không khí trong các căn phòng đã tăng vọt lên 200-500 độ C. 300 người trú ẩn đã chết ngay khoảnh khắc đó. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học PLOS One.