Nằm ở địa phận phường 3, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 7 km về phía Nam, thác Datanla là một thắng cảnh mà khách phương xa không nên bỏ lỡ cơ hội ghé thăm khi có dịp đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên.Do chảy qua nhiều thềm đá có độ dốc thoai thoải, thác Datanla không quá ồn ào nhưng vẫn đầy vẻ quyến rũ. Thác luôn có lượng nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định. Xung quanh thác là rừng nguyên sinh với thảm thực vật phong phú.Tên gọi "Datanla" của thác có nguồn gốc từ ngôn ngữ của đồng bào dân tộc K'Ho: "Đạh-Tam-N'ha", nghĩa là "dưới lá có nước". Xung quanh tên gọi này, có hai truyền thuyết được người dân địa phương lưu truyền hàng trăm năm qua.Truyền thuyết đầu tiên kể rằng, ban đầu mọi người không biết nơi đây có một dòng thác vì tiếng nước chảy rất êm, và nhìn từ xa không thấy gì khác ngoài cây rừng. Một ngày nọ, họ thấy các nàng tiên bay xuống chốn hoang vu ấy.Theo dấu tiên nữ, những người có mặt không khỏi ngạc nhiên khi thấy bên dưới tán lá rừng um tùm là thác nước tuyệt đẹp, nơi các người đẹp từ thiên giới đang tắm mát, nô đùa... Cái tên “dưới lá có nước” bắt nguồn từ đây.Truyền thuyết thứ hai kể rằng, vào thời vua Po Rome cai trị vương quốc Chăm Pa, người Chăm từ Panduranga (nay là Phan Rang - Tháp Chàm, cách Đà Lạt khoảng 100 km) thường kéo lên tấn công người Lạch, người Chil ở cao nguyên Lâm Viên.Sau một trận chiến ác liệt, người Lạch bị đẩy lùi và phải rút vào rừng rậm. Họ bị cơn khát dày vò vì lúc đó đang là mùa khô. Trong lúc cùng quẫn, người Lạch tình cờ phát hiện ra một dòng thác nước tuôn xối xả. Có nước uống, người Lạch nhanh chóng hồi phục và thực hiện cuộc phản công.Trong khi đó, người Chăm cũng đang khốn đốn vì thiếu nước uống cho đội quân đông đảo. Họ đã phải rút chạy trước khí thế ngút trời của người Lạch. Sau khi giải phóng buôn làng, cư dân Lạch đặt tên cho thác nước mới phát hiện là "dưới lá có nước" để khắc ghi sự kiện lịch sử này.Ngoài hai truyền thuyết trên, thác Datanla còn gắn với một câu chuyện khác của đồng bào dân tộc. Theo đó, thác Datanla là nơi dũng sĩ K’Lang và nàng sơn nữ H’Biang gặp nhau. Nơi đây, chàng Lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm hai con rắn hổ thành tinh, bảy con chó sói và hai con cáo.Cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt làm gió nổi lên dữ dội, cây đổ ào ào. Lợi dụng lúc hai con rắn lè lưỡi, Lang rút dao đi rừng chặt đứt bay hai lưỡi của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và cáo làm chúng bỏ chạy tán loạn...Khoảng rừng cây bị đổ phá tạo nên những hố sâu mà một trong những hố sâu ấy là "Vực Tử Thần" ở chân thác Datanla. Từ đó dòng thác huyền hoại này trở thành nơi hẹn hò của đôi tình nhân Lang – Biang...Ngày nay thác Datanla là một địa điểm tham quan thu hút lượng du khách khá lớn ở Đà Lạt. Bên cạnh việc chiêm ngưỡng dòng thác, khách thập phương còn có thể tham gia những trò chơi mạo hiểm hấp dẫn như trượt máng, leo dây.Chuyến khám phá thác Datanla sẽ thêm phần thú vị nếu được nghe kể về những truyền thuyết liên quan đến dòng thác tuyệt đẹp này...Mời quý độc giả xem video: Mộng mơ thành phố ngàn hoa Đà Lạt | VTV Review.
Nằm ở địa phận phường 3, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 7 km về phía Nam, thác Datanla là một thắng cảnh mà khách phương xa không nên bỏ lỡ cơ hội ghé thăm khi có dịp đặt chân lên cao nguyên Lâm Viên.
Do chảy qua nhiều thềm đá có độ dốc thoai thoải, thác Datanla không quá ồn ào nhưng vẫn đầy vẻ quyến rũ. Thác luôn có lượng nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định. Xung quanh thác là rừng nguyên sinh với thảm thực vật phong phú.
Tên gọi "Datanla" của thác có nguồn gốc từ ngôn ngữ của đồng bào dân tộc K'Ho: "Đạh-Tam-N'ha", nghĩa là "dưới lá có nước". Xung quanh tên gọi này, có hai truyền thuyết được người dân địa phương lưu truyền hàng trăm năm qua.
Truyền thuyết đầu tiên kể rằng, ban đầu mọi người không biết nơi đây có một dòng thác vì tiếng nước chảy rất êm, và nhìn từ xa không thấy gì khác ngoài cây rừng. Một ngày nọ, họ thấy các nàng tiên bay xuống chốn hoang vu ấy.
Theo dấu tiên nữ, những người có mặt không khỏi ngạc nhiên khi thấy bên dưới tán lá rừng um tùm là thác nước tuyệt đẹp, nơi các người đẹp từ thiên giới đang tắm mát, nô đùa... Cái tên “dưới lá có nước” bắt nguồn từ đây.
Truyền thuyết thứ hai kể rằng, vào thời vua Po Rome cai trị vương quốc Chăm Pa, người Chăm từ Panduranga (nay là Phan Rang - Tháp Chàm, cách Đà Lạt khoảng 100 km) thường kéo lên tấn công người Lạch, người Chil ở cao nguyên Lâm Viên.
Sau một trận chiến ác liệt, người Lạch bị đẩy lùi và phải rút vào rừng rậm. Họ bị cơn khát dày vò vì lúc đó đang là mùa khô. Trong lúc cùng quẫn, người Lạch tình cờ phát hiện ra một dòng thác nước tuôn xối xả. Có nước uống, người Lạch nhanh chóng hồi phục và thực hiện cuộc phản công.
Trong khi đó, người Chăm cũng đang khốn đốn vì thiếu nước uống cho đội quân đông đảo. Họ đã phải rút chạy trước khí thế ngút trời của người Lạch. Sau khi giải phóng buôn làng, cư dân Lạch đặt tên cho thác nước mới phát hiện là "dưới lá có nước" để khắc ghi sự kiện lịch sử này.
Ngoài hai truyền thuyết trên, thác Datanla còn gắn với một câu chuyện khác của đồng bào dân tộc. Theo đó, thác Datanla là nơi dũng sĩ K’Lang và nàng sơn nữ H’Biang gặp nhau. Nơi đây, chàng Lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm hai con rắn hổ thành tinh, bảy con chó sói và hai con cáo.
Cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt làm gió nổi lên dữ dội, cây đổ ào ào. Lợi dụng lúc hai con rắn lè lưỡi, Lang rút dao đi rừng chặt đứt bay hai lưỡi của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và cáo làm chúng bỏ chạy tán loạn...
Khoảng rừng cây bị đổ phá tạo nên những hố sâu mà một trong những hố sâu ấy là "Vực Tử Thần" ở chân thác Datanla. Từ đó dòng thác huyền hoại này trở thành nơi hẹn hò của đôi tình nhân Lang – Biang...
Ngày nay thác Datanla là một địa điểm tham quan thu hút lượng du khách khá lớn ở Đà Lạt. Bên cạnh việc chiêm ngưỡng dòng thác, khách thập phương còn có thể tham gia những trò chơi mạo hiểm hấp dẫn như trượt máng, leo dây.
Chuyến khám phá thác Datanla sẽ thêm phần thú vị nếu được nghe kể về những truyền thuyết liên quan đến dòng thác tuyệt đẹp này...
Mời quý độc giả xem video: Mộng mơ thành phố ngàn hoa Đà Lạt | VTV Review.