Clara Zetkin (1857-1933) được lịch sử ghi nhận là người đưa ra sáng kiến lấy ngày 8/3 hàng năm là ngày Quốc tế Phụ nữ. Sinh tại Wiederau, Saxony, Đức, bà Zetkin tham gia các phong trào của phụ nữ và người lao động từ khi còn đi học.Đến năm 1878, bà Zetkin gia nhập Đảng Xã hội Dân chủ Đức. Kể từ đây, bà tích cực tham gia các hoạt động xã hội.Đặc biệt, bà cùng người bạn - nhà hoạt động xã hội Rosa Luxemburg đặc biệt quan tâm đến vai trò của phụ nữ trong giới chính trị.Bà Zetkin cũng tích cực đấu tranh giành quyền bình đẳng cho phụ nữ. Với tư tưởng trên, bà góp phần đẩy mạnh phát triển phong trào phụ nữ dân chủ ở Đức.Vào năm 1890, bà Zetkin phụ trách công việc biên tập và phát hành tờ báo Die Gleichheit (Bình đẳng) của phụ nữ và làm công việc này cho đến năm 1917.Đến năm 1907, Clara Zetkin cùng với Rosa Luxemburg và Nazheda Krupskaya (vợ của lãnh tụ Lenin) vận động thành lập Ban Thư kí phụ nữ quốc tế. Sau khi Ban Thư kí phụ nữ quốc tế được thành lập, Clara Zetkin được bầu làm Bí thư.Từ ngày 26 - 27/8/1910, Đại hội Phụ nữ thế giới lần thứ 2 được triệu tập ở Copenhagen (Đan Mạch). Trong khuôn khổ đại hội, bà Zetkin đưa ra sáng kiến lấy ngày 8/3 hàng năm là ngày Quốc tế Phụ nữ.Điều này đã được hơn 100 nữ đại biểu đến từ 17 nước đồng ý. Kể từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày thế giới tôn vinh phụ nữ.Đến năm 1919, bà Zetkin gia nhập Đảng Cộng sản Đức và trở thành Ủy viên Trung ương Đảng.Vào tháng 4/1920, bà Zetkin thành lập Quốc tế Phụ nữ Cộng sản, một bộ phận của Quốc tế Cộng sản và được bầu là Chủ tịch đầu tiên của phong trào. Với những đóng góp to lớn cho các phong trào, hoạt động của phụ nữ, bà được nhà lãnh đạo Stalin tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ năm 1927 và Huân chương Lenin năm 1932. Mời độc giả xem video: Phụ nữ thông minh hay khờ dại hơn nhau ở điều này (nguồn: YouTube/Trí tuệ nhân loại)
Clara Zetkin (1857-1933) được lịch sử ghi nhận là người đưa ra sáng kiến lấy ngày 8/3 hàng năm là ngày Quốc tế Phụ nữ. Sinh tại Wiederau, Saxony, Đức, bà Zetkin tham gia các phong trào của phụ nữ và người lao động từ khi còn đi học.
Đến năm 1878, bà Zetkin gia nhập Đảng Xã hội Dân chủ Đức. Kể từ đây, bà tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Đặc biệt, bà cùng người bạn - nhà hoạt động xã hội Rosa Luxemburg đặc biệt quan tâm đến vai trò của phụ nữ trong giới chính trị.
Bà Zetkin cũng tích cực đấu tranh giành quyền bình đẳng cho phụ nữ. Với tư tưởng trên, bà góp phần đẩy mạnh phát triển phong trào phụ nữ dân chủ ở Đức.
Vào năm 1890, bà Zetkin phụ trách công việc biên tập và phát hành tờ báo Die Gleichheit (Bình đẳng) của phụ nữ và làm công việc này cho đến năm 1917.
Đến năm 1907, Clara Zetkin cùng với Rosa Luxemburg và Nazheda Krupskaya (vợ của lãnh tụ Lenin) vận động thành lập Ban Thư kí phụ nữ quốc tế. Sau khi Ban Thư kí phụ nữ quốc tế được thành lập, Clara Zetkin được bầu làm Bí thư.
Từ ngày 26 - 27/8/1910, Đại hội Phụ nữ thế giới lần thứ 2 được triệu tập ở Copenhagen (Đan Mạch). Trong khuôn khổ đại hội, bà Zetkin đưa ra sáng kiến lấy ngày 8/3 hàng năm là ngày Quốc tế Phụ nữ.
Điều này đã được hơn 100 nữ đại biểu đến từ 17 nước đồng ý. Kể từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày thế giới tôn vinh phụ nữ.
Đến năm 1919, bà Zetkin gia nhập Đảng Cộng sản Đức và trở thành Ủy viên Trung ương Đảng.
Vào tháng 4/1920, bà Zetkin thành lập Quốc tế Phụ nữ Cộng sản, một bộ phận của Quốc tế Cộng sản và được bầu là Chủ tịch đầu tiên của phong trào. Với những đóng góp to lớn cho các phong trào, hoạt động của phụ nữ, bà được nhà lãnh đạo Stalin tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ năm 1927 và Huân chương Lenin năm 1932.
Mời độc giả xem video: Phụ nữ thông minh hay khờ dại hơn nhau ở điều này (nguồn: YouTube/Trí tuệ nhân loại)