1. Quần thể đền đài Sambor Prei Kuk (Campuchia). Là địa điểm khảo cổ nằm ở Kompung Thom, Campuchia, Sambor Prei Kuk được biết đến với các công trình đặc trưng thời tiền Angkor của người Khmer và được công nhận là di sản thế giới mới 2017. Ảnh: UNESCO. 2. Đảo Thiêng Okinoshima (Nhật Bản). Nằm ở vùng biển Tây Nam Nhật Bản, đảo Okinoshima được coi là vùng đất linh thiêng, mỗi chỉ mở cửa đón khách vào một ngày. Phụ nữ không được đặt chân lên hòn đảo Di sản thế giới này. Ảnh: UNESCO. 3. Thị trấn cổ Hebron/Al-Khalil (Palestine) còn giữ được nhiều công trình xây dựng bằng đá vôi có từ thời Mamluk, niên đại khoảng từ năm1250-1517. Ảnh: UNESCO. 4. Lake District (Anh) hay còn gọi là Vùng Hồ, một khu vực miền núi Tây Bắc nước Anh, được lập thành một vườn quốc gia từ năm 1951, là một địa điểm du lịch phổ biến, nó nổi tiếng với hồ nước, rừng và đồi núi. Ảnh: UNESCO. 5. Tuyến phòng thủ Venice (Croatia, Italy và Montenegro) trải dài gần 1.000 km từ vùng Lombard của Italy đến phía đông bờ biển Adriatic, gồm 15 công trình phòng thủ chính nằm rải rác ở Italy, Croatia và Montenegro. Ảnh: UNESCO. 6. Vườn quốc gia Los Alerces (Argentina) nổi tiếng với cảnh quan ngoạn mục cùng thảm thực vật ôn đới dày đặc, các đồng cỏ núi cao hoang sơ. Đây là nhà của một số loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là những khu rừng bách Patagonia cuối cùng. Ảnh: UNESCO. 7. Thành phố Yazd (Iran). Có lịch sử hình thành từ thời kỳ cổ đại, thành phố Yazd là bằng chứng sống cho sự sinh tồn trong điều kiện hạn chế và khắc nghiệt của sa mạc. Ảnh: UNESCO.
8. Thành phố Aphrodisias (Thổ Nhĩ Kỳ), là một thành phố thời Hy Lạp cổ đại, được đặt tên theo nữ thần tình yêu Aphrodite. Điểm nổi bật của Di sản văn hóa thế giới này là các con đường chạy quanh kiến trúc công cộng, trong đó có đền thờ, rạp hát và hai khu nhà tắm. Ảnh: UNESCO. 9. Mỏ Tarnowskie Gory (Ba Lan). Mỏ chì - bạc - kẽm Tarnowskie Gory là một bảo tàng công nghiệp khai thác tại Tarnowskie Góry, vùng Silesia, Ba Lan. Các công trình chính gồm các hầm thông gió, nhà bếp, hệ thống vệ sinh và trạm bơm hơi nước kiểu thế kỷ 19. Ảnh: UNESCO.
10. Hang Swabian Jura (Đức) gồm loạt 6 hang động nằm ở tiểu bang Baden-Württemberg, miền Nam nước Đức. Chúng được sử dụng như là nơi trú ẩn của những người thời kỳ Băng hà cách đây khoảng 33.000 đến 43.000 năm trước. Ảnh: UNESCO. 11. Thanh Hải Hy Nhĩ (Trung Quốc). Di sản thiên nhiên thế giới này là cao nguyên lớn nhất và cao nhất thế giới, với hệ thống đồng cỏ và núi non ấn tượng. Ảnh: UNESCO. 12. Cổ Lãng Tự (Trung Quốc), một hòn đảo nhỏ nằm ở ngoài khơi bờ biển Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, từng là khu định cư quốc tế của người châu Âu thế kỷ 19, nơi đây còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc phong cách Victoria bên cạnh các ngôi nhà truyền thống Trung Hoa. Ảnh: UNESCO. 13. Thành phố Asmara (Eritrea), thủ đô của Eritrea - đất nước nằm ở Đông Phi nổi tiếng với với các phong cách kiến trúc đa dạng, từ các rạp phim theo phong cách art deco đến những tòa nhà kiểu trường phái Tương lai. Ảnh: UNESCO. 14. Bến tàu Valongo (Brazil), nơi ghi dấu chân hàng triệu nô lệ từ châu Phi đặt chân lên mảnh đất Nam Mỹ thế kỷ 19. Ảnh: UNESCO. 15. Thành phố Mbanza Kongo (Angola) còn lưu giữ nhiều dấu tích của Vương quốc Kongo, một trong những vương quốc lớn nhất khu vực phía Nam châu Phi từ thế kỷ 14 -19. Ảnh: UNESCO. 16. Khu khảo cổ Taputapuatea (Pháp). Taputapuatea là một xã của Polynésie française, một lãnh thổ hải ngoài của Pháp ở Thái Bình Dương. Nơi đây sở hữu một di chỉ khảo cổ quan trọng gắn với một trung tâm tôn giáo của Đông Polynesia thời xưa. Ảnh: UNESCO. 17. Cảnh quan Dauria (Mông Cổ và Liên bang Nga). Hệ sinh thái này trải rộng từ phía đông Mông Cổ tới vùng Siberia, là một thảo nguyên, vùng đất ngập nước được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới với nhiều giá trị bảo tồn đặc thù. Ảnh: UNESCO. 18. Cảnh quan văn hóa Khomani (Nam Phi) nằm ở biên giới của Nam Phi với Botswana và Namibia, là nơi người Khomani San hình thành những phương thức sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt của sa mạc. Ảnh: UNESCO. 19. Nhà thờ Đức Bà Assumption và Tu viện Sviyazhsk (Nga), công trình có giá trị lịch sử và kiến trúc quan trọng của nước Nga. Ảnh: UNESCO. 20. Thành phố Ahmedabad (Ấn Độ) là một thành phố thương mại cổ xưa nổi tiếng với cảnh quan xinh đẹp, những nhà thờ lớn mang kiến trúc độc đáo. Ảnh: UNESCO. 21. Khu canh tác Kujataa Greenland (Đan Mạch), là một khu nông trại của người Na Uy và Inuit tại rìa chỏm băng của đảo Greenland, được sử dụng từ thời Trung cổ cho đến đầu thế kỷ 20. Ảnh: UNESCO.Xem video: Kinh nghiệm du lịch châu Âu giá rẻ.
1. Quần thể đền đài Sambor Prei Kuk (Campuchia). Là địa điểm khảo cổ nằm ở Kompung Thom, Campuchia, Sambor Prei Kuk được biết đến với các công trình đặc trưng thời tiền Angkor của người Khmer và được công nhận là di sản thế giới mới 2017. Ảnh: UNESCO.
2. Đảo Thiêng Okinoshima (Nhật Bản). Nằm ở vùng biển Tây Nam Nhật Bản, đảo Okinoshima được coi là vùng đất linh thiêng, mỗi chỉ mở cửa đón khách vào một ngày. Phụ nữ không được đặt chân lên hòn đảo Di sản thế giới này. Ảnh: UNESCO.
3. Thị trấn cổ Hebron/Al-Khalil (Palestine) còn giữ được nhiều công trình xây dựng bằng đá vôi có từ thời Mamluk, niên đại khoảng từ năm1250-1517. Ảnh: UNESCO.
4. Lake District (Anh) hay còn gọi là Vùng Hồ, một khu vực miền núi Tây Bắc nước Anh, được lập thành một vườn quốc gia từ năm 1951, là một địa điểm du lịch phổ biến, nó nổi tiếng với hồ nước, rừng và đồi núi. Ảnh: UNESCO.
5. Tuyến phòng thủ Venice (Croatia, Italy và Montenegro) trải dài gần 1.000 km từ vùng Lombard của Italy đến phía đông bờ biển Adriatic, gồm 15 công trình phòng thủ chính nằm rải rác ở Italy, Croatia và Montenegro. Ảnh: UNESCO.
6. Vườn quốc gia Los Alerces (Argentina) nổi tiếng với cảnh quan ngoạn mục cùng thảm thực vật ôn đới dày đặc, các đồng cỏ núi cao hoang sơ. Đây là nhà của một số loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là những khu rừng bách Patagonia cuối cùng. Ảnh: UNESCO.
7. Thành phố Yazd (Iran). Có lịch sử hình thành từ thời kỳ cổ đại, thành phố Yazd là bằng chứng sống cho sự sinh tồn trong điều kiện hạn chế và khắc nghiệt của sa mạc. Ảnh: UNESCO.
8. Thành phố Aphrodisias (Thổ Nhĩ Kỳ), là một thành phố thời Hy Lạp cổ đại, được đặt tên theo nữ thần tình yêu Aphrodite. Điểm nổi bật của Di sản văn hóa thế giới này là các con đường chạy quanh kiến trúc công cộng, trong đó có đền thờ, rạp hát và hai khu nhà tắm. Ảnh: UNESCO.
9. Mỏ Tarnowskie Gory (Ba Lan). Mỏ chì - bạc - kẽm Tarnowskie Gory là một bảo tàng công nghiệp khai thác tại Tarnowskie Góry, vùng Silesia, Ba Lan. Các công trình chính gồm các hầm thông gió, nhà bếp, hệ thống vệ sinh và trạm bơm hơi nước kiểu thế kỷ 19. Ảnh: UNESCO.
10. Hang Swabian Jura (Đức) gồm loạt 6 hang động nằm ở tiểu bang Baden-Württemberg, miền Nam nước Đức. Chúng được sử dụng như là nơi trú ẩn của những người thời kỳ Băng hà cách đây khoảng 33.000 đến 43.000 năm trước. Ảnh: UNESCO.
11. Thanh Hải Hy Nhĩ (Trung Quốc). Di sản thiên nhiên thế giới này là cao nguyên lớn nhất và cao nhất thế giới, với hệ thống đồng cỏ và núi non ấn tượng. Ảnh: UNESCO.
12. Cổ Lãng Tự (Trung Quốc), một hòn đảo nhỏ nằm ở ngoài khơi bờ biển Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, từng là khu định cư quốc tế của người châu Âu thế kỷ 19, nơi đây còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc phong cách Victoria bên cạnh các ngôi nhà truyền thống Trung Hoa. Ảnh: UNESCO.
13. Thành phố Asmara (Eritrea), thủ đô của Eritrea - đất nước nằm ở Đông Phi nổi tiếng với với các phong cách kiến trúc đa dạng, từ các rạp phim theo phong cách art deco đến những tòa nhà kiểu trường phái Tương lai. Ảnh: UNESCO.
14. Bến tàu Valongo (Brazil), nơi ghi dấu chân hàng triệu nô lệ từ châu Phi đặt chân lên mảnh đất Nam Mỹ thế kỷ 19. Ảnh: UNESCO.
15. Thành phố Mbanza Kongo (Angola) còn lưu giữ nhiều dấu tích của Vương quốc Kongo, một trong những vương quốc lớn nhất khu vực phía Nam châu Phi từ thế kỷ 14 -19. Ảnh: UNESCO.
16. Khu khảo cổ Taputapuatea (Pháp). Taputapuatea là một xã của Polynésie française, một lãnh thổ hải ngoài của Pháp ở Thái Bình Dương. Nơi đây sở hữu một di chỉ khảo cổ quan trọng gắn với một trung tâm tôn giáo của Đông Polynesia thời xưa. Ảnh: UNESCO.
17. Cảnh quan Dauria (Mông Cổ và Liên bang Nga). Hệ sinh thái này trải rộng từ phía đông Mông Cổ tới vùng Siberia, là một thảo nguyên, vùng đất ngập nước được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới với nhiều giá trị bảo tồn đặc thù. Ảnh: UNESCO.
18. Cảnh quan văn hóa Khomani (Nam Phi) nằm ở biên giới của Nam Phi với Botswana và Namibia, là nơi người Khomani San hình thành những phương thức sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt của sa mạc. Ảnh: UNESCO.
19. Nhà thờ Đức Bà Assumption và Tu viện Sviyazhsk (Nga), công trình có giá trị lịch sử và kiến trúc quan trọng của nước Nga. Ảnh: UNESCO.
20. Thành phố Ahmedabad (Ấn Độ) là một thành phố thương mại cổ xưa nổi tiếng với cảnh quan xinh đẹp, những nhà thờ lớn mang kiến trúc độc đáo. Ảnh: UNESCO.
21. Khu canh tác Kujataa Greenland (Đan Mạch), là một khu nông trại của người Na Uy và Inuit tại rìa chỏm băng của đảo Greenland, được sử dụng từ thời Trung cổ cho đến đầu thế kỷ 20. Ảnh: UNESCO.
Xem video: Kinh nghiệm du lịch châu Âu giá rẻ.