Julius Caesar là nhà quân sự tài ba, chính trị gia nổi tiếng của đế chế La Mã. Với tài năng quân sự thiên bẩm, ông đã dẫn quân chinh phục, được nhiều khu vực xung quanh. Những chiến thắng của ông đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng đế chế La Mã ngày càng hùng mạnh.Không chỉ là nhà quân sự tài ba, Julius Caesar còn là nhà chính trị xuất sắc. Ông sử dụng quyền lực trong tay để thực hiện nhiều cải cách trong chính trị, kinh tế, giảm một phần nợ cho dân chúng, mở rộng Viện nguyên lão...Vào năm 44 trước Công nguyên, Caesar vinh dự, tự hào khi nhận tước vị Thống lĩnh tối cao trọn đời. Tuy nhiên, nhiều người không thể ngờ rằng, ông lại có có kết cục bi kịch khi trở thành mục tiêu ám sát của những người thân cận trong Viện nguyên lão.Cụ thể, vào ngày 15 tháng 3 năm 44 Công nguyên, nhà quân sự Caesar đến nhà hát Pompey để xem xét một lá đơn thỉnh cầu trao trả quyền lực cho Viện nguyên lão.Vào ngày hôm đó, Caesar đến nhà hát Pompey với rất ít tùy tùng. Vốn là nhà cầm quân dũng mãnh, thiện chiến và liều lĩnh, ông luôn từ chối việc có nhiều vệ sĩ đi theo bảo vệ.Ngay sau khi Caesar bước vào bên trong nhà hát Pompey, những kẻ ám sát đã dùng thủ đoạn để không có tâm phúc nào đi theo nhà quân sự tài ba của đế chế La Mã.Kế đến, nhóm nguyên lão xông ra và dùng dao găm đâm vào Caesar. Do bị tấn công bất ngờ, không có sự phòng bị và được cấp dưới bảo vệ nên Caesar cố gắng đánh trả nhưng bất lực.Cuối cùng, Caesar chết sau khi bị đâm 23 nhát dao. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, điều khiến Caesar đau lòng nhất là trong nhóm những kẻ ám sát ông lại có cả Brutus - người mà Caesar thương yêu như con.Vào thời điểm qua đời, Caesar 56 tuổi. Cái chết của ông làm chấn động đế chế La Mã và gây ảnh hưởng lớn đến tình hình đất nước.Hai năm sau vụ ám sát Caesar, Viện nguyên lão ban cho ông danh hiệu "The Divine Julius” (Julius thần thánh). Theo đó, ông trở thành người La Mã đầu tiên được thần thánh hóa.Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.
Julius Caesar là nhà quân sự tài ba, chính trị gia nổi tiếng của đế chế La Mã. Với tài năng quân sự thiên bẩm, ông đã dẫn quân chinh phục, được nhiều khu vực xung quanh. Những chiến thắng của ông đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng đế chế La Mã ngày càng hùng mạnh.
Không chỉ là nhà quân sự tài ba, Julius Caesar còn là nhà chính trị xuất sắc. Ông sử dụng quyền lực trong tay để thực hiện nhiều cải cách trong chính trị, kinh tế, giảm một phần nợ cho dân chúng, mở rộng Viện nguyên lão...
Vào năm 44 trước Công nguyên, Caesar vinh dự, tự hào khi nhận tước vị Thống lĩnh tối cao trọn đời. Tuy nhiên, nhiều người không thể ngờ rằng, ông lại có có kết cục bi kịch khi trở thành mục tiêu ám sát của những người thân cận trong Viện nguyên lão.
Cụ thể, vào ngày 15 tháng 3 năm 44 Công nguyên, nhà quân sự Caesar đến nhà hát Pompey để xem xét một lá đơn thỉnh cầu trao trả quyền lực cho Viện nguyên lão.
Vào ngày hôm đó, Caesar đến nhà hát Pompey với rất ít tùy tùng. Vốn là nhà cầm quân dũng mãnh, thiện chiến và liều lĩnh, ông luôn từ chối việc có nhiều vệ sĩ đi theo bảo vệ.
Ngay sau khi Caesar bước vào bên trong nhà hát Pompey, những kẻ ám sát đã dùng thủ đoạn để không có tâm phúc nào đi theo nhà quân sự tài ba của đế chế La Mã.
Kế đến, nhóm nguyên lão xông ra và dùng dao găm đâm vào Caesar. Do bị tấn công bất ngờ, không có sự phòng bị và được cấp dưới bảo vệ nên Caesar cố gắng đánh trả nhưng bất lực.
Cuối cùng, Caesar chết sau khi bị đâm 23 nhát dao. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, điều khiến Caesar đau lòng nhất là trong nhóm những kẻ ám sát ông lại có cả Brutus - người mà Caesar thương yêu như con.
Vào thời điểm qua đời, Caesar 56 tuổi. Cái chết của ông làm chấn động đế chế La Mã và gây ảnh hưởng lớn đến tình hình đất nước.
Hai năm sau vụ ám sát Caesar, Viện nguyên lão ban cho ông danh hiệu "The Divine Julius” (Julius thần thánh). Theo đó, ông trở thành người La Mã đầu tiên được thần thánh hóa.
Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.