Thiên táng hay điểu táng là phong tục lâu đời của người dân ở Tây Tạng, Nội Mông (Trung Quốc) hay Mông Cổ. Đối với du khách, thiên táng có phần rùng rợn, nhưng những người theo Phật Kim Cương Thừa coi đây là nghi lễ tỏ lòng thành kính với người đã khuất. Ảnh: Getty.Trước khi tiến hành thiên táng, cơ thể người đã khuất được tắm rửa sạch sẽ, phần xương sống bị phá vỡ, sau đó người nhà cuộn thi thể vào tấm vải trắng và khuân lên núi. Các rogyapas (người xử lý xác) sẽ tách rời thi thể thành nhiều phần bằng rìu, sau đó bầy kền kền đậu đen kịt quanh người đã khuất và bắt đầu rỉa xác. Ảnh: Getty.Treo quan tài lên vách núi là tục lệ mai táng lâu đời ở một số dân tộc tại Philippines, Indonesia và Trung Quốc. Tại huyện Củng, Tứ Xuyên, Trung Quốc, hàng trăm quan tài của người Bo (Trung Quốc) được chôn cất từ 400 năm trước, nay vẫn còn lơ lửng trên vách núi. Ảnh: Cntraveler.Trong khi đó, ở thị trấn Sagada, Philippines, tộc người Igorot vẫn nối tiếp tục mai táng lâu đời này. Tại thung lũng Echo (Philipines), có rất nhiều quan tài treo rải rác trên vách núi. Theo quan niệm của người dân trong vùng, treo quan tài lên núi là cách bảo vệ người đã khuất khỏi lũ lụt, động vật và tạo lối đi dễ dàng sang thế giới bên kia. Ảnh: Getty.Trái với cảnh đau thương thường thấy, một số đám tang tại Đài Loan (Trung Quốc) lại nhộn nhịp, tưng bừng như lễ hội. Đặc biệt, các gia đình có người thân qua đời sẽ thuê dàn vũ nữ thoát y nhảy múa trong đám tang, ngay trước linh cữu của người đã khuất hoặc nhảy trên những nóc xe đưa tang giữa phố. Nhiều gia đình cho rằng làm vậy có thể xua đuổi được những điều không may. Tuy nhiên, không ít người Trung Quốc phản đối hành vi phản cảm và khiếm nhã này. Ảnh: Daily Mail, Mirror, Getty.Người Malagasy ở Madagascar có nghi lễ gọi là famadihana. Theo đó, sau 7 năm, thi thể của những người quá cố được đưa ra khỏi mộ. Người thân sẽ bọc thi thể trong vải trắng và vác thi thể nhảy múa quanh làng. Người Malagasy tin rằng nghi thức này là cách xin tổ tiên ban phước lành cho họ. Ảnh: The Culture Trip.Người Anga (Papua New Guinea) có tục ướp xác rùng rợn hàng thế kỷ bằng cách hun khói. Quá trình ướp xác được thực hiện cẩn thận và kỹ lưỡng bởi những người có kinh nghiệm, quy trình này khiến nhiều du khách cảm thấy rùng mình. Sau khi hun khói, các xác ướp không được chôn, thay vào đó, người thân sẽ đặt xác lên các vách đá dựng đứng. Với người Anga, đó là một hình thức thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất. Ảnh: Baraz.
Thiên táng hay điểu táng là phong tục lâu đời của người dân ở Tây Tạng, Nội Mông (Trung Quốc) hay Mông Cổ. Đối với du khách, thiên táng có phần rùng rợn, nhưng những người theo Phật Kim Cương Thừa coi đây là nghi lễ tỏ lòng thành kính với người đã khuất. Ảnh: Getty.
Trước khi tiến hành thiên táng, cơ thể người đã khuất được tắm rửa sạch sẽ, phần xương sống bị phá vỡ, sau đó người nhà cuộn thi thể vào tấm vải trắng và khuân lên núi. Các rogyapas (người xử lý xác) sẽ tách rời thi thể thành nhiều phần bằng rìu, sau đó bầy kền kền đậu đen kịt quanh người đã khuất và bắt đầu rỉa xác. Ảnh: Getty.
Treo quan tài lên vách núi là tục lệ mai táng lâu đời ở một số dân tộc tại Philippines, Indonesia và Trung Quốc. Tại huyện Củng, Tứ Xuyên, Trung Quốc, hàng trăm quan tài của người Bo (Trung Quốc) được chôn cất từ 400 năm trước, nay vẫn còn lơ lửng trên vách núi. Ảnh: Cntraveler.
Trong khi đó, ở thị trấn Sagada, Philippines, tộc người Igorot vẫn nối tiếp tục mai táng lâu đời này. Tại thung lũng Echo (Philipines), có rất nhiều quan tài treo rải rác trên vách núi. Theo quan niệm của người dân trong vùng, treo quan tài lên núi là cách bảo vệ người đã khuất khỏi lũ lụt, động vật và tạo lối đi dễ dàng sang thế giới bên kia. Ảnh: Getty.
Trái với cảnh đau thương thường thấy, một số đám tang tại Đài Loan (Trung Quốc) lại nhộn nhịp, tưng bừng như lễ hội. Đặc biệt, các gia đình có người thân qua đời sẽ thuê dàn vũ nữ thoát y nhảy múa trong đám tang, ngay trước linh cữu của người đã khuất hoặc nhảy trên những nóc xe đưa tang giữa phố. Nhiều gia đình cho rằng làm vậy có thể xua đuổi được những điều không may. Tuy nhiên, không ít người Trung Quốc phản đối hành vi phản cảm và khiếm nhã này. Ảnh: Daily Mail, Mirror, Getty.
Người Malagasy ở Madagascar có nghi lễ gọi là famadihana. Theo đó, sau 7 năm, thi thể của những người quá cố được đưa ra khỏi mộ. Người thân sẽ bọc thi thể trong vải trắng và vác thi thể nhảy múa quanh làng. Người Malagasy tin rằng nghi thức này là cách xin tổ tiên ban phước lành cho họ. Ảnh: The Culture Trip.
Người Anga (Papua New Guinea) có tục ướp xác rùng rợn hàng thế kỷ bằng cách hun khói. Quá trình ướp xác được thực hiện cẩn thận và kỹ lưỡng bởi những người có kinh nghiệm, quy trình này khiến nhiều du khách cảm thấy rùng mình. Sau khi hun khói, các xác ướp không được chôn, thay vào đó, người thân sẽ đặt xác lên các vách đá dựng đứng. Với người Anga, đó là một hình thức thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất. Ảnh: Baraz.