Bắc qua sông Hồng, nối liền khu nội đô lịch sử của Hà Nội với quận Long Biên, cầu Long Biên là một chứng nhân đặc biệt của cuộc Giải phóng thủ đô tháng 10/1954.Tròn 70 năm trước, vào ngày 9/10/1954, lính Pháp đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên. Họ qua ngả Bắc Ninh để đi Hải Phòng trước khi được đưa về Pháp bằng tàu biển.Những người lính Pháp cuối cùng đã bước trên cây cầu mà họ gọi là cầu Paul Doumer – theo tên vị Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 đến năm 1902 – vào khoảng 16h ngày 9/10/1954.Ở chiều ngược lại của cây cầu lịch sử này, các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng dũng tiến vào tiếp quản các vị trí trọng yếu của thủ đô Hà Nội.Trong sự kiện Giải phóng thủ đô, có một chi tiết không nhiều người biết tới. Đó là việc người Pháp chuyển giao quyền quản lý thủ đô Hà Nội cho lực lượng giải phóng đã diễn ra ở đầu cầu Long Biên phía nội thành Hà Nội.Về việc này, nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: "Năm 1954, cầu Long Biên là địa điểm ta và Pháp bắt tay nhau để chia tay, đánh dấu sự kết thúc, rút quân của Pháp ra khỏi Hà Nội”.“Một sự kiện mà chúng ta ít nhớ tới, trong khi quân Pháp rút ra khỏi Hà Nội trên cầu Long Biên, có một người Pháp khác đi về phía ngược lại, đó là ông Jean Sainteny”.Jean Sainteny (1907-1978) là một chính khách và sĩ quan tình báo người Pháp. Giữ vai trò đại diện cho chính phủ Pháp tại Đông Dương, ông là người đã hoàn tất thủ tục trao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Hiệp định Geneve về đình chiến ở Đông Dương được ký kết ngày 20/7/1954. Theo các điều khoản Hiệp định, quân đội Pháp có 80 ngày để rút quân khỏi Hà Nội. Cầu Long Biên chính là nơi mà nội dung này được thực thi về mặt hình thức.Ngược dòng lịch sử, cầu Long Biên được công ty Daydé & Pillé tiến hành xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902. Như đã đề cập, cầu có tên ban đầu là cầu Paul Doumer - theo tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.Sau khi hoàn thành, cây cầu có phần bắc qua sông dài 2.290 mét và phần cầu dẫn dài 896 mét, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Giữa lòng cầu có tuyến đường sắt. Đây được coi là một "kỳ quan kỹ thuật" ở Đông Dương đương thời.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cầu Long Biên là mục tiêu đánh phá trọng điểm của không quân Mỹ. Cầu từng bị máy bay Mỹ ném bom tổng cộng 14 lần, nhiều đoạn bị phá hủy nặng nề, cho đến nay hình dáng ban đầu của cầu vẫn chưa được khôi phục.Dù không còn nguyên vẹn, cầu Long Biên vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người Hà Nội. Không chỉ là tuyến đường dành cho tàu hỏa, người đi bộ và phương tiện hai bánh, cầu còn là điểm tham quan thu hút đông đảo du khách gần xa khi ghé thăm thủ đô.Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.
Bắc qua sông Hồng, nối liền khu nội đô lịch sử của Hà Nội với quận Long Biên, cầu Long Biên là một chứng nhân đặc biệt của cuộc Giải phóng thủ đô tháng 10/1954.
Tròn 70 năm trước, vào ngày 9/10/1954, lính Pháp đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên. Họ qua ngả Bắc Ninh để đi Hải Phòng trước khi được đưa về Pháp bằng tàu biển.
Những người lính Pháp cuối cùng đã bước trên cây cầu mà họ gọi là cầu Paul Doumer – theo tên vị Toàn quyền Đông Dương từ năm 1897 đến năm 1902 – vào khoảng 16h ngày 9/10/1954.
Ở chiều ngược lại của cây cầu lịch sử này, các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng dũng tiến vào tiếp quản các vị trí trọng yếu của thủ đô Hà Nội.
Trong sự kiện Giải phóng thủ đô, có một chi tiết không nhiều người biết tới. Đó là việc người Pháp chuyển giao quyền quản lý thủ đô Hà Nội cho lực lượng giải phóng đã diễn ra ở đầu cầu Long Biên phía nội thành Hà Nội.
Về việc này, nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định: "Năm 1954, cầu Long Biên là địa điểm ta và Pháp bắt tay nhau để chia tay, đánh dấu sự kết thúc, rút quân của Pháp ra khỏi Hà Nội”.
“Một sự kiện mà chúng ta ít nhớ tới, trong khi quân Pháp rút ra khỏi Hà Nội trên cầu Long Biên, có một người Pháp khác đi về phía ngược lại, đó là ông Jean Sainteny”.
Jean Sainteny (1907-1978) là một chính khách và sĩ quan tình báo người Pháp. Giữ vai trò đại diện cho chính phủ Pháp tại Đông Dương, ông là người đã hoàn tất thủ tục trao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hiệp định Geneve về đình chiến ở Đông Dương được ký kết ngày 20/7/1954. Theo các điều khoản Hiệp định, quân đội Pháp có 80 ngày để rút quân khỏi Hà Nội. Cầu Long Biên chính là nơi mà nội dung này được thực thi về mặt hình thức.
Ngược dòng lịch sử, cầu Long Biên được công ty Daydé & Pillé tiến hành xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902. Như đã đề cập, cầu có tên ban đầu là cầu Paul Doumer - theo tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.
Sau khi hoàn thành, cây cầu có phần bắc qua sông dài 2.290 mét và phần cầu dẫn dài 896 mét, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Giữa lòng cầu có tuyến đường sắt. Đây được coi là một "kỳ quan kỹ thuật" ở Đông Dương đương thời.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cầu Long Biên là mục tiêu đánh phá trọng điểm của không quân Mỹ. Cầu từng bị máy bay Mỹ ném bom tổng cộng 14 lần, nhiều đoạn bị phá hủy nặng nề, cho đến nay hình dáng ban đầu của cầu vẫn chưa được khôi phục.
Dù không còn nguyên vẹn, cầu Long Biên vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người Hà Nội. Không chỉ là tuyến đường dành cho tàu hỏa, người đi bộ và phương tiện hai bánh, cầu còn là điểm tham quan thu hút đông đảo du khách gần xa khi ghé thăm thủ đô.
Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.