Hạ Cơ - tuyệt sắc giai nhân số một thời Xuân Thu: Tuyệt sắc giai nhân số một thời Xuân Thu, đương nhiên là nàng Hạ Cơ. Hạ Cơ từ nhỏ đã vô cùng xinh đẹp, mắt phượng mày ngài. Khi trưởng thành thì thướt tha như liễu mùa xuân, gót chân như hoa sen, vừa có vẻ đẹp của Li Cơ, Tức Quy, vừa có nét quyến rũ của Đát Kỷ, Bao Tự, được người đời mệnh danh là “nhất đại yêu cơ”. Hạ Cơ ba lần được làm hoàng hậu, bảy lần làm phu nhân. Có thể nói là mỹ nhân sở hữu nhan sắc trời cho và số phận đặc biệt từ trước đến nay chưa từng có.Tương truyền, Hạ Cơ biết “Thải bổ Thuật”. Sau khi lấy Hạ Ngự Thúc ở nước Trần, không đầy chín tháng sau, sinh được một con trai, là Hạ Trưng Thư. Ngự Thúc mặc dù có nghi ngờ, nhưng sớm đã bị sắc đẹp của Hạ Cơ mê hoặc làm cho hồ đồ, nên không đi tìm hiểu nữa. Sau này Hạ Ngự Thúc chết khi đang ở độ tuổi sung sức, có người nói nguyên nhân cái chết là do “Thải bổ thuật” của Hạ Cơ. Hạ Cơ cho đến năm hơn bốn mươi tuổi, nhan sắc vẫn tươi trẻ, làn da mịn màng, vẫn giữ được vóc dáng thời thiếu nữ, có sự quyến rũ đặc biệt khiến vua tôi, quần thần nghiêng ngả.Hạ Cơ sau khi trở thành góa phụ gian díu với đại phu Công Tôn Ninh và Nghi Hành Phu, sau này lại khiến vua Trần Linh Công say đắm. Theo ghi chép lịch sử, mỗi lần khi con trai của Hạ Cơ là Hạ Trưng Thư lên triều, thì Hạ Cơ lần lượt hẹn hò bí mật với Trần Linh Công, Công Tôn Ninh, Nghi Hành Phu. Hạ Cơ còn tặng đồ lót cho ba người này, đám ba người Trần Linh Công còn dám mặc đồ Hạ Cơ tặng lên triều, công khai bàn chuyện phong lưu với Hạ Cơ.Một lần, đám ba người Trần Linh Công, Công Tôn Ninh, Nghi Hành Phu uống rượu ở nhà họ Hạ, trong tiệc rượu đã tranh luận Hạ Trưng Thư là con của ai trong ba người bọn họ. Hạ Trưng Thư không chịu được nhục, tức giận giết Trần Linh Công. Công Tôn Ninh và Nghi Hành Phu chạy trốn sang nước Sở, tố cáo Hạ Trưng Thư giết vua. Sở Trang Vương nghe lời một phía, dẫn quân trinh phạt nước Trần, giết chết Hạ Trưng Thư, cướp lấy Hạ Cơ.Khi đó, Sở Trang Vương rung động vì sắc đẹp tuyệt thế của Hạ Cơ, muốn nạp vào cung, nhưng lại bị Thân Công Vu Thần ngăn cản nên phải từ bỏ ý định. Tướng quân Tử Phản thấy Hạ Cơ xinh đẹp, rất muốn sở hữu, nhưng được Vu Thần khuyên can. Sở Trang Vương bèn gả Hạ Cơ cho Liên Duẫn Tương Lão, không lâu sau, Tương Lão chết trận. Con trai Tương Lão tình nguyện mang tiếng loạn luân, thông dâm với Hạ Cơ. Kì thực, Vu Thần sớm đã có ý với Hạ Cơ, tìm cách cướp lấy Hạ Cơ trốn sang nước Tấn, cái giá phải trả cho việc này là “sao gia diệt tộc.”Hoàng hậu của Ngụy Văn đế - Chân Thị: Chân Thị được ca tụng là tuyệt sắc giai nhân thời Tam Quốc, dung mạo tuyệt sắc, khí chất phi phàm, tài chí hơn người. Năm đó Chân Thị mặc dù là quả phụ, nhưng lại được hai cha con Tào Thị yêu thích, cuối cùng trở thành hoàng hậu của Tào Phi khi ông này xưng đế.Tào Tháo sau khi công phá Nghiệp Thành, liền vội vã cho người tìm Chân Thị, nhưng lại bị con trai Tào Phi đi trước một bước. Tào Thào sau khi nhận được hồi báo mới thở dài: “ Năm nay đánh Nghiệp Thành, là vì cướp Chân Thị!” Tào Thào hối hận thì đã không kịp nữa! Khi đó Tào Thực cũng muốn lấy Chân Thị, Tào Tháo không đồng ý, cuối cùng gả Chân Thị cho Tào Phi.Tào Thực trong lòng đau khổ, vô cùng thương nhớ Chân Thị, ngày đêm uống rượu giải sầu, hành động lời nói càng thêm tùy tiện. Xem ra “Bản thị đồng căn sinh, tương tiễn hà thái cấp” sau này của anh em họ Tào dường như cũng liên quan đến Chân Thị. Sau khi Tào phi xưng đế, Tào Thực mặc dù dựa vào tài “bảy bước làm thành thơ” và có sự can thiệp của thái hậu được miễn tội chết, nhưng bị đầy đi Ung Khâu.Sau khi Tào Phi lấy Chân Thị, lúc đầu rất sủng ái nàng, Chân Thị sinh được Ngụy Minh Đế Tào Duệ và Đông Hương công chúa. Sau khi xưng đế, Tào Phi ngày càng lạnh nhạt với Chân Thị. Không lâu sau, Chân Thị bị giết chết vì ái phi của Tào Phi ám hại vu oan cho Chân Thị dùng tượng gỗ nguyền rủa Tào Phi. Sau khi Chân Thị chết, một lần Tào Thực vào cung, Tào Phi động lòng trắc ẩn, liền đưa cho Tào Thực một chiếc gối vàng nạm ngọc mà Chân Thị đã dùng. Tào Thực ôm vật mà nhớ đến người, nước mắt tuôn ra như suối.Khi đi qua sông Lạc, buổi đêm khi ngủ, đã lấy gối ra dùng, trong lúc mơ hồ nhìn thấy Chân Thị cưỡi mây theo gió bay đến. Sau khi tỉnh mộng, đã viết nên bài phú nổi tiếng “Cảm Chân Phú”, “Phiên nhược kinh hồng, Uyển nhược du long, vinh diệu thu cúc, hoa mậu xuân tung.” Để thể hiện tấm chân tình của mình. Sau này Ngụy Minh đế đã đổi tên bài phú “Cảm Chân Phú” thành “Lạc Thần Phú”, vì cảm thấy tên cũ quá lộ liễu, dễ khiến người đời liên tưởng đến mối tình chị dâu em chồng giữa Tào Thực và Chân Thị.Theo truyền thuyết, Chân Thị khi vào cung đã sáng tạo ra kiểu tóc linh xà rất đẹp, đồng thời rất được phụ nữ thời Ngụy Tấn yêu thích. Lạc thần trong bức “Lạc Thần Phú Đồ” của đại danh họa thời Ngụy Cố Khải để kiểu tóc linh xà, đây là kiểu tóc Chân Thị khi sống thường để. Bức tranh của Cố Khải đã thể hiện câu chuyện tình yêu của Tào Thực và Chân Thị.Hoàng hậu của hoàng đế Bắc Tề - Lý Tổ Nga: “Bắc Tề Thư. Văn Tuyên Lý Hậu truyện” đã miêu tả Lý Tổ Nga là người “đẹp người đẹp nết.” Trong cuốn “Lão Hồ Đàm Lịch Đại Giai Nhân Ký” của Nga Hồ Dật Sỹ thời Thanh có miêu tả: “Cao hậu Lý Tổ Nga sắc đẹp và tài đức đều vẹn toàn”, đã xếp Lý Tổ Nga, Tây Thi, Chiêu Quân, Trương Yên, Trương Bảo là “Ngũ đại mỹ nữ” thật sự trong lịch sử Trung Quốc.Nga Hồ Dật Sỹ cho rằng Lý Tổ Nga “bất hạnh sinh vào cuối thời Bắc Tề, lại được gả cho nhà họ Cao không biết lễ nghĩa, chịu sự ô nhục, thậm chí chịu cuộc đời đau khổ.” Còn hậu thế cũng vì thế mà quên đi sắc đẹp tuyệt trần của Lý Tổ Nga, kì thực Lý Tổ Nga có nhan sắc “thu ba thiện lãi, thần quang động nhân”, và là nhan sắc hiếm có từ trước đến nay. Cao Dương sau khi thay thế nhà Đông Ngụy xưng đế, lập Lý Tổ Nga làm hoàng hậu. Văn Tuyên Đế Cao Dương là nổi tiếng bạo lực, thích dùng roi đánh phi tần, thậm chí còn giết chết phi tần trước mặt mọi người. Chỉ có Lý Tổ Nga được Cao Dương kính trọng. Có thể thấy, trong lòng Cao Dương, Lý Tổ Nga là tuyệt sắc giai nhân không ai có thể thay thế.Sau khi Cao Dương chết, con trai Cao Ân lên ngôi, Lý Tổ Nga được tôn làm thái hậu. Không lâu sau, Cao Ân bị phế, em trai Cao Dương là Cao Diễn lên ngôi, Lý Tổ Nga lui về cung Chiêu Tín. Cao Diễn mất sớm, Vũ Thành Đế Cao Trạm (người em trai khác của Cao Dương) kế vị. Cao Trạm vốn để ý vẻ đẹp của người chị dâu đã lâu, sau khi lên ngôi bắt ép Lý Tổ Nga phải thông dâm với mình, không đồng ý sẽ giết chết con trai của Lý Tổ Nga. Vì sức ép, bà đành phải đồng ý, và còn mang thai. Con trai bà Thái Nguyên Vương Cao Triệu Đức khi đến thăm mẹ, sau khi biết chuyện, đã tức giận nói : “Bụng to rồi, nên mới không gặp con”.Lý Tổ Nga nghe xong thì vô cùng xấu hổ, sau khi sinh được con gái thì giết chết không nuôi. Cao Trạm biết tin cầm đao mắng chửi Lý Tổ Nga “Mày giết con gái tao, tao sẽ giết chết con trai mày.” Rồi dùng đao giết chết Cao Triệu Đức trước mặt Lý Tổ Nga. Cao Trạm thậm chí còn lột hết quần áo của Lý Tổ Nga rồi dùng roi đánh, sau đó nhét vào túi ném xuống rãnh nước. Sau khi Lý Tổ Nga tỉnh lại, bị đưa đến Diệu Thắng Ni Tự. Lý Tổ Nga sinh thời rất sùng Phật giáo, vì thế liền làm ni cô. Sau khi Bắc Tề bị diệt, Lý Tổ Nga đen đủi đến việc làm ni cô cũng không thực hiện được, bị đưa đến Trường An. Cho đến khi Dương Kiên xưng đế thành lập nhà Tùy bà mới được trở về quê nhà Triệu Quân.Hoàng hậu của Tùy Dượng Đế - Tiêu Thị: Tiêu Thị Hoàng hậu là con gái của Nam triều Lương Minh đế. Bà vốn là vật báu giữa nhân gian, khuôn mặt như hoa mẫu đơn, đôi mắt long lanh, eo mềm mại như cây liễu, sắc đẹp tuyệt trần, dường như tất cả những cái đẹp trên đời đều hội tụ trên người bà. Trong lịch sử Trung Quốc, có mấy ai có thể giống như Tiêu hoàng hậu trải qua sự thay đổi triều đại, vẫn luôn ở bên cạnh quân vương.Theo sử sách, Tiêu Thị năm 13 tuổi trở thành Tấn Vương phi, bà được Văn đế và Độc Cô hoàng hậu yêu mến, Dương Quảng cũng vì thế càng yêu thương bà hơn. Dương Quảng sau khi kế vị, Tiêu Thị được lập làm hoàng hậu. Mặc dù có nhiều thê thiếp, nhưng Dương Quảng luôn tôn trọng Tiêu Thị. Dương Quảng nhiều lần tuần hành Giang Nam, Tiêu hoàng hậu cũng tháp tùng theo. Đối với sự bạo chính của Dương Quảng, Tiêu hoàng hậu vì sợ hãi mà không dám nói thẳng, phải làm “Thuật Trí Phú” để nhẹ nhàng khuyên giải.Năm Đại Nghiệp thứ mười bốn, Dương Quảng bị phản quân giết tại hành cung Giang Đô, Tiêu Thị không ngừng bị ép đổi thân phận. Đầu tiên bị Vũ Văn Hóa Cập đưa đến Liễu Thành làm thục phi cho ông ta. Sau khi Vũ Văn Hóa Cập bị đánh bại, Tiêu Thị rơi vào tay Đậu Kiến Đức, bị ép làm ái thiếp của Đậu Kiến Đức. Đột Quyết Vương từ lâu đã nghe tiếng Tiêu Thị vô cùng xinh đẹp, liền đòi Tiêu Thị từ chỗ Đậu Kiến Đức, Đậu Kiến Đức không dám níu kéo, cho nên Tiêu Thị trở thành vương phi của hai đời vua Đột Quyết. Năm thứ tư Trinh Quan đời Đường, Lý Thế Dân đánh bại Đột Quyết, đón Tiêu Thị về kinh, Tiêu Thị lại trở thành Chiêu Dung trong cung của Lý Thế Dân kém bà 15 tuổi. Tiêu Thị sau khi qua đời, được Lý Thế Dân an táng theo nghi lễ hoàng hậu bên cạnh mộ của Dương Quảng.Hoàng hậu của Minh Hi Tông - Trương Yên: Ý An Hoàng hậu Trương Yên, tự là Tổ Nga, danh là Bảo Châu, là mỹ nữ số một vượt qua “tám cửa” , trong hơn 5 nghìn mỹ nữ của cuộc tuyển chọn toàn quốc năm Minh thiên khải nguyên, là được lập làm hoàng hậu. Theo sử sách, Trương Yên “mặt như quan âm, mắt như nước hồ thu, miệng như hoa đào, mũi thẳng, răng trắng.”Trương Yên có phong thái của hoàng hậu, xứng đáng là bậc mẫu nghi thiên hạ. Bà nhiều lần trước mặt Hi Tông nhắc đến sự quá đáng của thái giám Ngụy Trung Hiền và nhũ mẫu Khách Thị của Minh Hi Tông, từng trực tiếp xử lý Khách Thị, khiến cho Khách Thị và Ngụy Trung Hiền căm hận bà. Năm Thiên Khải thứ ba, Trương Yên mang thai, nhưng bị Ngụy Trung Hiền và Khách Thị ám hại dẫn đến sảy thai, từ đó không thể mang thai được nữa. Trương Yên còn thường khuyên nhủ Minh Hi Tông “tránh xa kẻ tiểu nhân, gần gũi người hiền tài.”. Có lần, Hi Tông thấy Trương Yên đang đọc sách, liền hỏi là sách gì, Trương Yên đáp “Triệu Cao truyện”Khi Minh Hi Tông bị bệnh, di chiếu truyền ngôi cho ngũ đệ Tín Vương, tức Minh Tư Tông Chu Do Kiểm sau này. Minh Tư Tông có thể thuận lợi đăng cơ lên ngôi, công lao của Trương Yên không ít. Vì thế sau khi kế vị, đã tôn phong Trương Yên là Ý An hoàng hậu. Năm Sùng Trinh Minh Tư Tông thứ mười bảy, Lý Tự Thành tấn công kinh thành, Trương Yên đã treo cổ tự sát trong lúc hỗn loạn, nhà Minh sụp đổ. Năm Thanh Thế Tổ Thuận Trị, Thuận Trị ra lệnh cho người hợp tang Trương Yên và Minh Hi Tông ở Đức Lăng.Mời quý độc giả xem video: 6 từ mà người phụ nữ có chết cũng không được quên. (Nguồn: Nhân duyên).
Hạ Cơ - tuyệt sắc giai nhân số một thời Xuân Thu: Tuyệt sắc giai nhân số một thời Xuân Thu, đương nhiên là nàng Hạ Cơ. Hạ Cơ từ nhỏ đã vô cùng xinh đẹp, mắt phượng mày ngài. Khi trưởng thành thì thướt tha như liễu mùa xuân, gót chân như hoa sen, vừa có vẻ đẹp của Li Cơ, Tức Quy, vừa có nét quyến rũ của Đát Kỷ, Bao Tự, được người đời mệnh danh là “nhất đại yêu cơ”. Hạ Cơ ba lần được làm hoàng hậu, bảy lần làm phu nhân. Có thể nói là mỹ nhân sở hữu nhan sắc trời cho và số phận đặc biệt từ trước đến nay chưa từng có.
Tương truyền, Hạ Cơ biết “Thải bổ Thuật”. Sau khi lấy Hạ Ngự Thúc ở nước Trần, không đầy chín tháng sau, sinh được một con trai, là Hạ Trưng Thư. Ngự Thúc mặc dù có nghi ngờ, nhưng sớm đã bị sắc đẹp của Hạ Cơ mê hoặc làm cho hồ đồ, nên không đi tìm hiểu nữa. Sau này Hạ Ngự Thúc chết khi đang ở độ tuổi sung sức, có người nói nguyên nhân cái chết là do “Thải bổ thuật” của Hạ Cơ. Hạ Cơ cho đến năm hơn bốn mươi tuổi, nhan sắc vẫn tươi trẻ, làn da mịn màng, vẫn giữ được vóc dáng thời thiếu nữ, có sự quyến rũ đặc biệt khiến vua tôi, quần thần nghiêng ngả.
Hạ Cơ sau khi trở thành góa phụ gian díu với đại phu Công Tôn Ninh và Nghi Hành Phu, sau này lại khiến vua Trần Linh Công say đắm. Theo ghi chép lịch sử, mỗi lần khi con trai của Hạ Cơ là Hạ Trưng Thư lên triều, thì Hạ Cơ lần lượt hẹn hò bí mật với Trần Linh Công, Công Tôn Ninh, Nghi Hành Phu. Hạ Cơ còn tặng đồ lót cho ba người này, đám ba người Trần Linh Công còn dám mặc đồ Hạ Cơ tặng lên triều, công khai bàn chuyện phong lưu với Hạ Cơ.
Một lần, đám ba người Trần Linh Công, Công Tôn Ninh, Nghi Hành Phu uống rượu ở nhà họ Hạ, trong tiệc rượu đã tranh luận Hạ Trưng Thư là con của ai trong ba người bọn họ. Hạ Trưng Thư không chịu được nhục, tức giận giết Trần Linh Công. Công Tôn Ninh và Nghi Hành Phu chạy trốn sang nước Sở, tố cáo Hạ Trưng Thư giết vua. Sở Trang Vương nghe lời một phía, dẫn quân trinh phạt nước Trần, giết chết Hạ Trưng Thư, cướp lấy Hạ Cơ.
Khi đó, Sở Trang Vương rung động vì sắc đẹp tuyệt thế của Hạ Cơ, muốn nạp vào cung, nhưng lại bị Thân Công Vu Thần ngăn cản nên phải từ bỏ ý định. Tướng quân Tử Phản thấy Hạ Cơ xinh đẹp, rất muốn sở hữu, nhưng được Vu Thần khuyên can. Sở Trang Vương bèn gả Hạ Cơ cho Liên Duẫn Tương Lão, không lâu sau, Tương Lão chết trận. Con trai Tương Lão tình nguyện mang tiếng loạn luân, thông dâm với Hạ Cơ. Kì thực, Vu Thần sớm đã có ý với Hạ Cơ, tìm cách cướp lấy Hạ Cơ trốn sang nước Tấn, cái giá phải trả cho việc này là “sao gia diệt tộc.”
Hoàng hậu của Ngụy Văn đế - Chân Thị: Chân Thị được ca tụng là tuyệt sắc giai nhân thời Tam Quốc, dung mạo tuyệt sắc, khí chất phi phàm, tài chí hơn người. Năm đó Chân Thị mặc dù là quả phụ, nhưng lại được hai cha con Tào Thị yêu thích, cuối cùng trở thành hoàng hậu của Tào Phi khi ông này xưng đế.
Tào Tháo sau khi công phá Nghiệp Thành, liền vội vã cho người tìm Chân Thị, nhưng lại bị con trai Tào Phi đi trước một bước. Tào Thào sau khi nhận được hồi báo mới thở dài: “ Năm nay đánh Nghiệp Thành, là vì cướp Chân Thị!” Tào Thào hối hận thì đã không kịp nữa! Khi đó Tào Thực cũng muốn lấy Chân Thị, Tào Tháo không đồng ý, cuối cùng gả Chân Thị cho Tào Phi.
Tào Thực trong lòng đau khổ, vô cùng thương nhớ Chân Thị, ngày đêm uống rượu giải sầu, hành động lời nói càng thêm tùy tiện. Xem ra “Bản thị đồng căn sinh, tương tiễn hà thái cấp” sau này của anh em họ Tào dường như cũng liên quan đến Chân Thị. Sau khi Tào phi xưng đế, Tào Thực mặc dù dựa vào tài “bảy bước làm thành thơ” và có sự can thiệp của thái hậu được miễn tội chết, nhưng bị đầy đi Ung Khâu.
Sau khi Tào Phi lấy Chân Thị, lúc đầu rất sủng ái nàng, Chân Thị sinh được Ngụy Minh Đế Tào Duệ và Đông Hương công chúa. Sau khi xưng đế, Tào Phi ngày càng lạnh nhạt với Chân Thị. Không lâu sau, Chân Thị bị giết chết vì ái phi của Tào Phi ám hại vu oan cho Chân Thị dùng tượng gỗ nguyền rủa Tào Phi. Sau khi Chân Thị chết, một lần Tào Thực vào cung, Tào Phi động lòng trắc ẩn, liền đưa cho Tào Thực một chiếc gối vàng nạm ngọc mà Chân Thị đã dùng. Tào Thực ôm vật mà nhớ đến người, nước mắt tuôn ra như suối.
Khi đi qua sông Lạc, buổi đêm khi ngủ, đã lấy gối ra dùng, trong lúc mơ hồ nhìn thấy Chân Thị cưỡi mây theo gió bay đến. Sau khi tỉnh mộng, đã viết nên bài phú nổi tiếng “Cảm Chân Phú”, “Phiên nhược kinh hồng, Uyển nhược du long, vinh diệu thu cúc, hoa mậu xuân tung.” Để thể hiện tấm chân tình của mình. Sau này Ngụy Minh đế đã đổi tên bài phú “Cảm Chân Phú” thành “Lạc Thần Phú”, vì cảm thấy tên cũ quá lộ liễu, dễ khiến người đời liên tưởng đến mối tình chị dâu em chồng giữa Tào Thực và Chân Thị.
Theo truyền thuyết, Chân Thị khi vào cung đã sáng tạo ra kiểu tóc linh xà rất đẹp, đồng thời rất được phụ nữ thời Ngụy Tấn yêu thích. Lạc thần trong bức “Lạc Thần Phú Đồ” của đại danh họa thời Ngụy Cố Khải để kiểu tóc linh xà, đây là kiểu tóc Chân Thị khi sống thường để. Bức tranh của Cố Khải đã thể hiện câu chuyện tình yêu của Tào Thực và Chân Thị.
Hoàng hậu của hoàng đế Bắc Tề - Lý Tổ Nga: “Bắc Tề Thư. Văn Tuyên Lý Hậu truyện” đã miêu tả Lý Tổ Nga là người “đẹp người đẹp nết.” Trong cuốn “Lão Hồ Đàm Lịch Đại Giai Nhân Ký” của Nga Hồ Dật Sỹ thời Thanh có miêu tả: “Cao hậu Lý Tổ Nga sắc đẹp và tài đức đều vẹn toàn”, đã xếp Lý Tổ Nga, Tây Thi, Chiêu Quân, Trương Yên, Trương Bảo là “Ngũ đại mỹ nữ” thật sự trong lịch sử Trung Quốc.
Nga Hồ Dật Sỹ cho rằng Lý Tổ Nga “bất hạnh sinh vào cuối thời Bắc Tề, lại được gả cho nhà họ Cao không biết lễ nghĩa, chịu sự ô nhục, thậm chí chịu cuộc đời đau khổ.” Còn hậu thế cũng vì thế mà quên đi sắc đẹp tuyệt trần của Lý Tổ Nga, kì thực Lý Tổ Nga có nhan sắc “thu ba thiện lãi, thần quang động nhân”, và là nhan sắc hiếm có từ trước đến nay. Cao Dương sau khi thay thế nhà Đông Ngụy xưng đế, lập Lý Tổ Nga làm hoàng hậu. Văn Tuyên Đế Cao Dương là nổi tiếng bạo lực, thích dùng roi đánh phi tần, thậm chí còn giết chết phi tần trước mặt mọi người. Chỉ có Lý Tổ Nga được Cao Dương kính trọng. Có thể thấy, trong lòng Cao Dương, Lý Tổ Nga là tuyệt sắc giai nhân không ai có thể thay thế.
Sau khi Cao Dương chết, con trai Cao Ân lên ngôi, Lý Tổ Nga được tôn làm thái hậu. Không lâu sau, Cao Ân bị phế, em trai Cao Dương là Cao Diễn lên ngôi, Lý Tổ Nga lui về cung Chiêu Tín. Cao Diễn mất sớm, Vũ Thành Đế Cao Trạm (người em trai khác của Cao Dương) kế vị. Cao Trạm vốn để ý vẻ đẹp của người chị dâu đã lâu, sau khi lên ngôi bắt ép Lý Tổ Nga phải thông dâm với mình, không đồng ý sẽ giết chết con trai của Lý Tổ Nga. Vì sức ép, bà đành phải đồng ý, và còn mang thai. Con trai bà Thái Nguyên Vương Cao Triệu Đức khi đến thăm mẹ, sau khi biết chuyện, đã tức giận nói : “Bụng to rồi, nên mới không gặp con”.
Lý Tổ Nga nghe xong thì vô cùng xấu hổ, sau khi sinh được con gái thì giết chết không nuôi. Cao Trạm biết tin cầm đao mắng chửi Lý Tổ Nga “Mày giết con gái tao, tao sẽ giết chết con trai mày.” Rồi dùng đao giết chết Cao Triệu Đức trước mặt Lý Tổ Nga. Cao Trạm thậm chí còn lột hết quần áo của Lý Tổ Nga rồi dùng roi đánh, sau đó nhét vào túi ném xuống rãnh nước. Sau khi Lý Tổ Nga tỉnh lại, bị đưa đến Diệu Thắng Ni Tự. Lý Tổ Nga sinh thời rất sùng Phật giáo, vì thế liền làm ni cô. Sau khi Bắc Tề bị diệt, Lý Tổ Nga đen đủi đến việc làm ni cô cũng không thực hiện được, bị đưa đến Trường An. Cho đến khi Dương Kiên xưng đế thành lập nhà Tùy bà mới được trở về quê nhà Triệu Quân.
Hoàng hậu của Tùy Dượng Đế - Tiêu Thị: Tiêu Thị Hoàng hậu là con gái của Nam triều Lương Minh đế. Bà vốn là vật báu giữa nhân gian, khuôn mặt như hoa mẫu đơn, đôi mắt long lanh, eo mềm mại như cây liễu, sắc đẹp tuyệt trần, dường như tất cả những cái đẹp trên đời đều hội tụ trên người bà. Trong lịch sử Trung Quốc, có mấy ai có thể giống như Tiêu hoàng hậu trải qua sự thay đổi triều đại, vẫn luôn ở bên cạnh quân vương.
Theo sử sách, Tiêu Thị năm 13 tuổi trở thành Tấn Vương phi, bà được Văn đế và Độc Cô hoàng hậu yêu mến, Dương Quảng cũng vì thế càng yêu thương bà hơn. Dương Quảng sau khi kế vị, Tiêu Thị được lập làm hoàng hậu. Mặc dù có nhiều thê thiếp, nhưng Dương Quảng luôn tôn trọng Tiêu Thị. Dương Quảng nhiều lần tuần hành Giang Nam, Tiêu hoàng hậu cũng tháp tùng theo. Đối với sự bạo chính của Dương Quảng, Tiêu hoàng hậu vì sợ hãi mà không dám nói thẳng, phải làm “Thuật Trí Phú” để nhẹ nhàng khuyên giải.
Năm Đại Nghiệp thứ mười bốn, Dương Quảng bị phản quân giết tại hành cung Giang Đô, Tiêu Thị không ngừng bị ép đổi thân phận. Đầu tiên bị Vũ Văn Hóa Cập đưa đến Liễu Thành làm thục phi cho ông ta. Sau khi Vũ Văn Hóa Cập bị đánh bại, Tiêu Thị rơi vào tay Đậu Kiến Đức, bị ép làm ái thiếp của Đậu Kiến Đức. Đột Quyết Vương từ lâu đã nghe tiếng Tiêu Thị vô cùng xinh đẹp, liền đòi Tiêu Thị từ chỗ Đậu Kiến Đức, Đậu Kiến Đức không dám níu kéo, cho nên Tiêu Thị trở thành vương phi của hai đời vua Đột Quyết. Năm thứ tư Trinh Quan đời Đường, Lý Thế Dân đánh bại Đột Quyết, đón Tiêu Thị về kinh, Tiêu Thị lại trở thành Chiêu Dung trong cung của Lý Thế Dân kém bà 15 tuổi. Tiêu Thị sau khi qua đời, được Lý Thế Dân an táng theo nghi lễ hoàng hậu bên cạnh mộ của Dương Quảng.
Hoàng hậu của Minh Hi Tông - Trương Yên: Ý An Hoàng hậu Trương Yên, tự là Tổ Nga, danh là Bảo Châu, là mỹ nữ số một vượt qua “tám cửa” , trong hơn 5 nghìn mỹ nữ của cuộc tuyển chọn toàn quốc năm Minh thiên khải nguyên, là được lập làm hoàng hậu. Theo sử sách, Trương Yên “mặt như quan âm, mắt như nước hồ thu, miệng như hoa đào, mũi thẳng, răng trắng.”
Trương Yên có phong thái của hoàng hậu, xứng đáng là bậc mẫu nghi thiên hạ. Bà nhiều lần trước mặt Hi Tông nhắc đến sự quá đáng của thái giám Ngụy Trung Hiền và nhũ mẫu Khách Thị của Minh Hi Tông, từng trực tiếp xử lý Khách Thị, khiến cho Khách Thị và Ngụy Trung Hiền căm hận bà. Năm Thiên Khải thứ ba, Trương Yên mang thai, nhưng bị Ngụy Trung Hiền và Khách Thị ám hại dẫn đến sảy thai, từ đó không thể mang thai được nữa. Trương Yên còn thường khuyên nhủ Minh Hi Tông “tránh xa kẻ tiểu nhân, gần gũi người hiền tài.”. Có lần, Hi Tông thấy Trương Yên đang đọc sách, liền hỏi là sách gì, Trương Yên đáp “Triệu Cao truyện”
Khi Minh Hi Tông bị bệnh, di chiếu truyền ngôi cho ngũ đệ Tín Vương, tức Minh Tư Tông Chu Do Kiểm sau này. Minh Tư Tông có thể thuận lợi đăng cơ lên ngôi, công lao của Trương Yên không ít. Vì thế sau khi kế vị, đã tôn phong Trương Yên là Ý An hoàng hậu. Năm Sùng Trinh Minh Tư Tông thứ mười bảy, Lý Tự Thành tấn công kinh thành, Trương Yên đã treo cổ tự sát trong lúc hỗn loạn, nhà Minh sụp đổ. Năm Thanh Thế Tổ Thuận Trị, Thuận Trị ra lệnh cho người hợp tang Trương Yên và Minh Hi Tông ở Đức Lăng.
Mời quý độc giả xem video: 6 từ mà người phụ nữ có chết cũng không được quên. (Nguồn: Nhân duyên).