Cụ thể, đồ đệ thứ 4 của Đường Tăng là người xuất hiện ngay sau Tôn Ngộ Không - Bạch Long Mã.Bạch Long Mã vốn là Tam Thái Tử của Tây Hải Long Vương, vì phạm trọng tội nên bị treo lên cửa Trời chờ chết. Bồ Tát đi qua xin Thượng Đế cho hóa thành thân ngựa, giúp Đường Tăng lên Tây Trúc thỉnh kinh để chuộc lại lỗi lầm. Bạch Long từng ăn thịt con ngựa của Đường Tăng, tỉ thí cùng Tôn Ngộ Không không phân cao thấp.Thực tế thì, trong Tây du ký, Bạch Long Mã là một nhân vật mang nhiều ý nghĩa theo quan niệm của nhà Phật.Bạch Long Mã không tranh giành địa vị cao thấp, không quan tâm đến lợi ích và tổn thất cá nhân. Mặc dù gia nhập nhóm thầy trò đi thỉnh kinh sớm hơn cả Trư Bát Giới nhưng Bạch Long Mã vẫn gọi Bát Giới là sư huynh.Từ hồi thứ 15, Bạch Long Mã đã nhận lời phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh. Có thể nói tư cách và sự từng trải của ngựa trắng tương đương với Tôn Ngộ Không. Còn Trư Bát giới mãi hồi thứ 18 mới tham gia, Sa tăng phải đến hồi 22 mới gia nhập.Bạch Long Mã gọi những đồ đệ khác của Đường Tăng là sư huynh còn bản thân lùi về cuối cùng. Nó không chỉ khiến các sư huynh vui mừng mà bản thân cũng thản nhiên tiếp nhận. Bạch Long Mã cũng không buồn bực và lay động trước tư cách và sự từng trải của bản thân.Trên đường đi, Bạch Long Mã rất ít khi mở miệng nói, nó thường im lặng, giấu mình thật sâu và lặng lẽ làm tròn bổn phận. Trư Bát Giới chưa từng biết về lai lịch của Bạch Long Mã nên chỉ xem nó như là con ngựa bình thường.Mãi đến sau này, khi đi cùng đoàn khá lâu, Trư Bát Giới mới biết Bạch Long Mã có thể nói chuyện nên đã vô cùng kinh ngạc. Bị đặt ở vị trí thấp nhưng ngựa trắng lại có phong thái cao thượng, thật đáng ngưỡng mộ phải không?Điều đáng khâm phục hơn đó là Bạch Long Mã không chỉ khiêm tốn mà còn đóng vai trò then chốt trong những thời khắc quan trọng. Khi Đường Tăng không may gặp nạn, bị yêu quái biến thành con hổ già, Sa Tăng bị bắt trói lại còn Bát Giới may mắn chạy thoát, đoàn lấy kinh gần như tan rã.Vào thời điểm quan trọng ấy, ai đã cắn vào quần áo của Trư Bát Giới? Hơn nữa nhân vật này còn yêu cầu Bát Giới đến Hoa Quả Sơn mời Tôn Ngộ Không về trợ giúp? Ai xem kịch phim cũng như đọc truyện đều biết đó chính là Bạch Long Mã.Quan sát biểu hiện của Bạch Long Mã kỹ hơn một chút, chúng ta sẽ thấy, đầu tiên ngựa trắng “không ngăn được những giọt nước mắt”. Đừng đánh giá thấp những giọt nước mắt này. Đường Tăng gặp nạn, Tam sư huynh không nhỏ giọt lệ nào, Nhị sư huynh cũng không khóc thương sư phụ. Ngược lại, Bạch Long Mã không có danh phận lại rơi lệ.Điều này cho thấy, đối với việc lấy kinh, Bạch Long Mã thật vô cùng tận tâm tận lực, đồng thời nó cũng có tình cảm chân thành đối với sư phụ. Điều này cho thấy không dễ dàng mà làm được.>>>Xem thêm video: Giải mã bí ẩn hàng trăm cỗ quan tài treo ma mị trên vách đá. Nguồn: Kienthucnet.
Cụ thể, đồ đệ thứ 4 của Đường Tăng là người xuất hiện ngay sau Tôn Ngộ Không - Bạch Long Mã.
Bạch Long Mã vốn là Tam Thái Tử của Tây Hải Long Vương, vì phạm trọng tội nên bị treo lên cửa Trời chờ chết. Bồ Tát đi qua xin Thượng Đế cho hóa thành thân ngựa, giúp Đường Tăng lên Tây Trúc thỉnh kinh để chuộc lại lỗi lầm. Bạch Long từng ăn thịt con ngựa của Đường Tăng, tỉ thí cùng Tôn Ngộ Không không phân cao thấp.
Thực tế thì, trong Tây du ký, Bạch Long Mã là một nhân vật mang nhiều ý nghĩa theo quan niệm của nhà Phật.
Bạch Long Mã không tranh giành địa vị cao thấp, không quan tâm đến lợi ích và tổn thất cá nhân. Mặc dù gia nhập nhóm thầy trò đi thỉnh kinh sớm hơn cả Trư Bát Giới nhưng Bạch Long Mã vẫn gọi Bát Giới là sư huynh.
Từ hồi thứ 15, Bạch Long Mã đã nhận lời phò tá Đường Tăng đi thỉnh kinh. Có thể nói tư cách và sự từng trải của ngựa trắng tương đương với Tôn Ngộ Không. Còn Trư Bát giới mãi hồi thứ 18 mới tham gia, Sa tăng phải đến hồi 22 mới gia nhập.
Bạch Long Mã gọi những đồ đệ khác của Đường Tăng là sư huynh còn bản thân lùi về cuối cùng. Nó không chỉ khiến các sư huynh vui mừng mà bản thân cũng thản nhiên tiếp nhận. Bạch Long Mã cũng không buồn bực và lay động trước tư cách và sự từng trải của bản thân.
Trên đường đi, Bạch Long Mã rất ít khi mở miệng nói, nó thường im lặng, giấu mình thật sâu và lặng lẽ làm tròn bổn phận. Trư Bát Giới chưa từng biết về lai lịch của Bạch Long Mã nên chỉ xem nó như là con ngựa bình thường.
Mãi đến sau này, khi đi cùng đoàn khá lâu, Trư Bát Giới mới biết Bạch Long Mã có thể nói chuyện nên đã vô cùng kinh ngạc. Bị đặt ở vị trí thấp nhưng ngựa trắng lại có phong thái cao thượng, thật đáng ngưỡng mộ phải không?
Điều đáng khâm phục hơn đó là Bạch Long Mã không chỉ khiêm tốn mà còn đóng vai trò then chốt trong những thời khắc quan trọng. Khi Đường Tăng không may gặp nạn, bị yêu quái biến thành con hổ già, Sa Tăng bị bắt trói lại còn Bát Giới may mắn chạy thoát, đoàn lấy kinh gần như tan rã.
Vào thời điểm quan trọng ấy, ai đã cắn vào quần áo của Trư Bát Giới? Hơn nữa nhân vật này còn yêu cầu Bát Giới đến Hoa Quả Sơn mời Tôn Ngộ Không về trợ giúp? Ai xem kịch phim cũng như đọc truyện đều biết đó chính là Bạch Long Mã.
Quan sát biểu hiện của Bạch Long Mã kỹ hơn một chút, chúng ta sẽ thấy, đầu tiên ngựa trắng “không ngăn được những giọt nước mắt”. Đừng đánh giá thấp những giọt nước mắt này. Đường Tăng gặp nạn, Tam sư huynh không nhỏ giọt lệ nào, Nhị sư huynh cũng không khóc thương sư phụ. Ngược lại, Bạch Long Mã không có danh phận lại rơi lệ.
Điều này cho thấy, đối với việc lấy kinh, Bạch Long Mã thật vô cùng tận tâm tận lực, đồng thời nó cũng có tình cảm chân thành đối với sư phụ. Điều này cho thấy không dễ dàng mà làm được.
>>>Xem thêm video: Giải mã bí ẩn hàng trăm cỗ quan tài treo ma mị trên vách đá. Nguồn: Kienthucnet.