Bay vòng quanh Trái đất không dừng là một ước mơ lớn của loài người kể từ khi máy bay được phát minh. Vào ngày 23/12/1986, ước mơ này đã trở thành hiện thực.Và ngay hôm đó, sau 8 ngày 4 phút bay liên tục chỉ với một lần nạp nhiên liệu, chiếc máy bay thử nghiệm Voyager đã thực hiện chuyến bay đúng một vòng Trái đất và hạ cánh xuống căn cứ không quân Edwards ở California, Mỹ.Voyager được chế tạo chủ yếu từ nhựa và giấy cứng. Nó mang theo lượng nhiên liệu gấp ba lần trọng lượng của mình. Người cầm lái là hai phi công người Mỹ Dick Rutan và Jeana Yeager.Trở lại sau hành trình 40.251 km (chu vi Trái đất là 40.075 km), chiếc máy bay này chỉ còn lại khoảng 20 lít xăng trong bình chứa.Voyager do kỹ sư Burt Rutan của Công ty Máy bay Rutan tạo ra, hoàn toàn không được chính phủ hỗ trợ, và tài trợ từ công ty cũng ở mức tối thiểu. Dick Rutan là anh trai của Burt, từng là phi công trong cuộc chiến ở Việt Nam.Phần thân cực nhẹ nhưng vững chắc của Voyager được làm từ nhiều lớp băng sợi carbon và giấy tẩm nhựa epoxy. Chiều dài sải cánh máy bay là 33,8 mét và cánh ổn định ngang được đặt ở phần đầu chứ không phải đuôi.Về cơ bản chiếc máy bay đặc biệt này là một thùng nhiên liệu biết bay. Mọi chỗ trống có thể đều được sử dụng để chứa nhiên liệu và hầu hết các công nghệ máy bay tiên tiến đã bị bỏ qua nhằm giảm trọng lượng.Trong chuyến bay lịch sử, Voyager từng rơi vào những thời khắc nguy hiểm khi gặp nhiều điểm nhiễu loạn rải không khi dọc theo hành trình.Khi Voyager cách đích đến của mình chỉ 725 km, động cơ chính ngừng hoạt động khiến nó lao từ độ cao 2.600 mét xuống 1.500 mét trước khi động cơ thay thế được khởi động.Cuối cùng, chiếc máy bay mong manh cũng hạ cánh an toàn trước sự cổ vũ của 23.000 khán giả. Hai phi công đã sụt khoảng 4,5 kg mỗi người sau hành trình này.Ngày nay, chiếc máy bay Voyager được trưng bày tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia ở Washington, D.C, thủ đô nước Mỹ.Mời quý độc giả xem video: Khám phá công viên trung tâm New York, Mỹ. Nguồn: VTV24.
Bay vòng quanh Trái đất không dừng là một ước mơ lớn của loài người kể từ khi máy bay được phát minh. Vào ngày 23/12/1986, ước mơ này đã trở thành hiện thực.
Và ngay hôm đó, sau 8 ngày 4 phút bay liên tục chỉ với một lần nạp nhiên liệu, chiếc máy bay thử nghiệm Voyager đã thực hiện chuyến bay đúng một vòng Trái đất và hạ cánh xuống căn cứ không quân Edwards ở California, Mỹ.
Voyager được chế tạo chủ yếu từ nhựa và giấy cứng. Nó mang theo lượng nhiên liệu gấp ba lần trọng lượng của mình. Người cầm lái là hai phi công người Mỹ Dick Rutan và Jeana Yeager.
Trở lại sau hành trình 40.251 km (chu vi Trái đất là 40.075 km), chiếc máy bay này chỉ còn lại khoảng 20 lít xăng trong bình chứa.
Voyager do kỹ sư Burt Rutan của Công ty Máy bay Rutan tạo ra, hoàn toàn không được chính phủ hỗ trợ, và tài trợ từ công ty cũng ở mức tối thiểu. Dick Rutan là anh trai của Burt, từng là phi công trong cuộc chiến ở Việt Nam.
Phần thân cực nhẹ nhưng vững chắc của Voyager được làm từ nhiều lớp băng sợi carbon và giấy tẩm nhựa epoxy. Chiều dài sải cánh máy bay là 33,8 mét và cánh ổn định ngang được đặt ở phần đầu chứ không phải đuôi.
Về cơ bản chiếc máy bay đặc biệt này là một thùng nhiên liệu biết bay. Mọi chỗ trống có thể đều được sử dụng để chứa nhiên liệu và hầu hết các công nghệ máy bay tiên tiến đã bị bỏ qua nhằm giảm trọng lượng.
Trong chuyến bay lịch sử, Voyager từng rơi vào những thời khắc nguy hiểm khi gặp nhiều điểm nhiễu loạn rải không khi dọc theo hành trình.
Khi Voyager cách đích đến của mình chỉ 725 km, động cơ chính ngừng hoạt động khiến nó lao từ độ cao 2.600 mét xuống 1.500 mét trước khi động cơ thay thế được khởi động.
Cuối cùng, chiếc máy bay mong manh cũng hạ cánh an toàn trước sự cổ vũ của 23.000 khán giả. Hai phi công đã sụt khoảng 4,5 kg mỗi người sau hành trình này.
Ngày nay, chiếc máy bay Voyager được trưng bày tại Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia ở Washington, D.C, thủ đô nước Mỹ.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá công viên trung tâm New York, Mỹ. Nguồn: VTV24.