George Psalmanazar (1679-1763) là một trong những thiên tài lừa đảo khét tiếng nhất mọi thời đại. Y từng khiến dư luận Anh xôn xao suốt thời gian dài về câu chuyện người Formosan đầu tiên đến châu Âu.Psalmanazar khiến mọi người tin rằng bản thân là người đến từ hòn đảo Formosan xa xôi, hẻo lánh. Gã bị một bộ lạc bản địa bắt làm tù binh nên biết rất rõ phong tục tập quán kỳ lạ ở nơi này.Theo lời kể của Psalmanazar, đây là lần đầu tiên gã đặt chân đến châu Âu. Sở dĩ nhiều người tin vào lời nói dối của Psalmanazar là vì gã nói thứ tiếng mà không một ai hiểu được, ăn mặc những kiểu quần áo lạ lùng không giống ai, biết những nghi thức kỳ quái…Thậm chí, Psalmanazar còn tự viết một cuốn sách mô tả lại hòn đảo Formosan mà chưa có ai đặt chân đến. Trò lừa bịp của gã lừa đảo Psalmanazar chấm dứt vào năm 1706.Khi ấy, kẻ nói dối đại tài này cảm thấy quá mệt mỏi với trò bịp bợm của mình nên đã thú nhận sự thật với mọi người.Một siêu lừa đảo được dư luận thế giới biết đến rộng rãi là Victor Lustig. Gã lừa đảo này khiến nhiều người bị sốc khi 2 lần rao bán tháp Eiffel.Sinh năm 1890 tại Bohemia thuộc Đế quốc Áo-Hung, Lustig thông thạo 5 thứ tiếng: Séc, Anh, Pháp, Đức và Italy. Sau một thời gian lang bạt nhiều nước, gã quyết định sống ở Paris. Tại đây, Lustig nhiều lần vào tù vì tội lừa đảo, ăn cắp vặt, dắt gái mại dâm.Vào tháng 5/1925, Lustig đóng giả một viên phó giám đốc làm việc cho Bộ Bưu chính viễn thông Pháp gặp gỡ một số doanh nghiệp xử lý phế liệu lớn của Pháp tại khách sạn De Crillon.Tại đây, Lustig tuyên bố thành phố Paris có kế hoạch đập bỏ tháp Eiffel và bán sắt vụn. Kết thúc cuộc thương lượng với gã lừa đảo, doanh nhân Andre Poisson bỏ ra số tiền khoảng 70.000 franc (khoảng 1 triệu USD hiện nay) để mua tháp Eiffel mà không hay biết đã bị lừa.6 tháng sau vụ lừa bán tháp Eiffel lần đầu, Lustig thực hiện vụ lừa đảo theo như kịch bản cũ. Tuy nhiên, lần này, một trong số những người được Lustig mời đến tham dự vụ mua bán tháp Eiffel nhận thấy những dấu hiệu khả nghi nên nhanh chóng báo cảnh sát để xác minh. Gã lừa đảo sớm nhận thấy tình hình trở nên nguy hiểm nên đã nhanh chân bỏ trốn sang Mỹ.Mời quý độc giả xem video: Vụ lừa đảo Kim Phát, Việt Hưng Phát (nguồn: VTV1)
George Psalmanazar (1679-1763) là một trong những thiên tài lừa đảo khét tiếng nhất mọi thời đại. Y từng khiến dư luận Anh xôn xao suốt thời gian dài về câu chuyện người Formosan đầu tiên đến châu Âu.
Psalmanazar khiến mọi người tin rằng bản thân là người đến từ hòn đảo Formosan xa xôi, hẻo lánh. Gã bị một bộ lạc bản địa bắt làm tù binh nên biết rất rõ phong tục tập quán kỳ lạ ở nơi này.
Theo lời kể của Psalmanazar, đây là lần đầu tiên gã đặt chân đến châu Âu. Sở dĩ nhiều người tin vào lời nói dối của Psalmanazar là vì gã nói thứ tiếng mà không một ai hiểu được, ăn mặc những kiểu quần áo lạ lùng không giống ai, biết những nghi thức kỳ quái…
Thậm chí, Psalmanazar còn tự viết một cuốn sách mô tả lại hòn đảo Formosan mà chưa có ai đặt chân đến. Trò lừa bịp của gã lừa đảo Psalmanazar chấm dứt vào năm 1706.
Khi ấy, kẻ nói dối đại tài này cảm thấy quá mệt mỏi với trò bịp bợm của mình nên đã thú nhận sự thật với mọi người.
Một siêu lừa đảo được dư luận thế giới biết đến rộng rãi là Victor Lustig. Gã lừa đảo này khiến nhiều người bị sốc khi 2 lần rao bán tháp Eiffel.
Sinh năm 1890 tại Bohemia thuộc Đế quốc Áo-Hung, Lustig thông thạo 5 thứ tiếng: Séc, Anh, Pháp, Đức và Italy. Sau một thời gian lang bạt nhiều nước, gã quyết định sống ở Paris. Tại đây, Lustig nhiều lần vào tù vì tội lừa đảo, ăn cắp vặt, dắt gái mại dâm.
Vào tháng 5/1925, Lustig đóng giả một viên phó giám đốc làm việc cho Bộ Bưu chính viễn thông Pháp gặp gỡ một số doanh nghiệp xử lý phế liệu lớn của Pháp tại khách sạn De Crillon.
Tại đây, Lustig tuyên bố thành phố Paris có kế hoạch đập bỏ tháp Eiffel và bán sắt vụn. Kết thúc cuộc thương lượng với gã lừa đảo, doanh nhân Andre Poisson bỏ ra số tiền khoảng 70.000 franc (khoảng 1 triệu USD hiện nay) để mua tháp Eiffel mà không hay biết đã bị lừa.
6 tháng sau vụ lừa bán tháp Eiffel lần đầu, Lustig thực hiện vụ lừa đảo theo như kịch bản cũ. Tuy nhiên, lần này, một trong số những người được Lustig mời đến tham dự vụ mua bán tháp Eiffel nhận thấy những dấu hiệu khả nghi nên nhanh chóng báo cảnh sát để xác minh. Gã lừa đảo sớm nhận thấy tình hình trở nên nguy hiểm nên đã nhanh chân bỏ trốn sang Mỹ.
Mời quý độc giả xem video: Vụ lừa đảo Kim Phát, Việt Hưng Phát (nguồn: VTV1)