Thế chiến 2 là một trong những cuộc chiến khốc liệt và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới. Liên Xô tham gia cuộc chiến này sau khi phát xít Đức xâm lược quốc gia này vào tháng 6/1941.Trong cuộc chiến chống phát xít Đức, Liên Xô triển khai lực lượng lớn cùng nhiều vũ khí, khí tài có hiệu quả chiến đấu cao.Trong số này, khí cầu là một trong những vũ khí quan trọng của Liên Xô. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, giới chức Moscow đã sở hữu một đội khinh khí cầu lớn từ cuối năm 1920.Do vậy, khi Thế chiến 2 nổ ra và Liên Xô bước vào cuộc chiến chống phát xít, đội khinh khí cầu được triển khai trên một số chiến trường ở mặt trận phía Đông.Một nhiệm vụ quan trọng của đội khinh khí cầu là trinh sát chiến trường, theo dõi các động thái di chuyển binh sĩ của quân địch.Thêm nữa, đội khinh khí cầu của Liên Xô còn thực hiện nhiệm vụ huấn luyện nhảy dù cho các lực lượng đặc nhiệm và phi công.Việc sử dụng khí cầu trong huấn luyện các lực lượng đặc nhiệm và phi công được đánh giá cao bởi chi phí rẻ hơn nhiều so với việc dùng máy bay.Không những vậy, đội khinh khí cầu của Liên Xô còn thường vận chuyển những kiện hàng nhỏ trên những quãng đường ngắn như đạn dược, quân nhu...Theo các chuyên gia, ưu điểm chính của đội khí cầu do Liên Xô sở hữu là có thể chịu được hàng trăm viên đạn. Khi trúng đạn, khí cầu sẽ dần mất lực nâng và rơi xuống đất từ từ thay vì rơi nhanh xuống đất như các loại máy bay.Nhờ vậy, những người trên khinh khí cầu sẽ có cơ hội thoát thân khi gặp sự cố hoặc trúng đạn của đối phương. Thế nhưng, khi máy bay ngày càng phát triển và phổ biến thì khí cầu dần biến mất trên chiến trường. Mời độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga. Nguồn: VTV TSTC.
Thế chiến 2 là một trong những cuộc chiến khốc liệt và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới. Liên Xô tham gia cuộc chiến này sau khi phát xít Đức xâm lược quốc gia này vào tháng 6/1941.
Trong cuộc chiến chống phát xít Đức, Liên Xô triển khai lực lượng lớn cùng nhiều vũ khí, khí tài có hiệu quả chiến đấu cao.
Trong số này, khí cầu là một trong những vũ khí quan trọng của Liên Xô. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, giới chức Moscow đã sở hữu một đội khinh khí cầu lớn từ cuối năm 1920.
Do vậy, khi Thế chiến 2 nổ ra và Liên Xô bước vào cuộc chiến chống phát xít, đội khinh khí cầu được triển khai trên một số chiến trường ở mặt trận phía Đông.
Một nhiệm vụ quan trọng của đội khinh khí cầu là trinh sát chiến trường, theo dõi các động thái di chuyển binh sĩ của quân địch.
Thêm nữa, đội khinh khí cầu của Liên Xô còn thực hiện nhiệm vụ huấn luyện nhảy dù cho các lực lượng đặc nhiệm và phi công.
Việc sử dụng khí cầu trong huấn luyện các lực lượng đặc nhiệm và phi công được đánh giá cao bởi chi phí rẻ hơn nhiều so với việc dùng máy bay.
Không những vậy, đội khinh khí cầu của Liên Xô còn thường vận chuyển những kiện hàng nhỏ trên những quãng đường ngắn như đạn dược, quân nhu...
Theo các chuyên gia, ưu điểm chính của đội khí cầu do Liên Xô sở hữu là có thể chịu được hàng trăm viên đạn. Khi trúng đạn, khí cầu sẽ dần mất lực nâng và rơi xuống đất từ từ thay vì rơi nhanh xuống đất như các loại máy bay.
Nhờ vậy, những người trên khinh khí cầu sẽ có cơ hội thoát thân khi gặp sự cố hoặc trúng đạn của đối phương. Thế nhưng, khi máy bay ngày càng phát triển và phổ biến thì khí cầu dần biến mất trên chiến trường.
Mời độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga. Nguồn: VTV TSTC.