Tục “ngủ thử”: Đây là phong tục cưới xin lâu đời của người Mường. Những chàng trai đến tuổi trưởng thành được phép tới “ngủ thăm” nhà cô gái mà họ ưng. (Ảnh :Thiếu nữ Mường).Các cô gái tối đến thường đốt một ngọn đèn, coi như “tín hiệu” để các chàng trai tìm đến “ngủ thăm”. Nếu đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến “ngủ thăm”, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà.Lễ hội bắt chồng: Đây là tục lệ cưới xin rất quen thuộc trong các đám cưới của người dân Tây Nguyên. Lễ hội được tổ chức từ ngày mùng 1 Tết cho đến hết tháng 3. Cô gái sẽ là người chủ động đi tìm kiếm chú rể của mình để trao nhẫn.Người con trai có thể trả lại nhẫn nếu không thích, nhưng cứ 7 ngày, cô gái lại tiếp tục đến trao nhẫn cho đến khi chàng trai đồng ý mới thôi.Tục kéo vợ: Phong tục cưới xin độc đáo này đã có từ rất lâu. Trai bản đi “kéo vợ” rầm rộ nhất từ Tết Âm lịch cho tới hết rằm tháng giêng. Đa phần các cặp đôi đã có tìm hiểu, phải lòng nhau trước. Họ hẹn nhau ra một chỗ rồi chàng trai hoặc nhờ một vài người bạn để giúp sức "kéo" về.Theo quan niệm của người Dao Đỏ, lúc kéo, cô gái càng chống đối quyết liệt thì sau này gia đình càng đông con cái, thuận vợ, thuận chồng. Vì thế, dù cô gái đã biết trước nhưng sẽ vờ kêu khóc ầm ĩ.
Vỗ mông kén vợ: Đây là phong tục của người Mông ở Hà Giang và người Mông, họ cho rằng phiên chợ cuối năm chính là dịp tốt nhất để cho các đôi trai gái có thể tìm thấy nhau.
Trong buổi sáng đầu năm, các nam thanh nữ tú sẽ tụ tập lại và chơi trò “ú tìm”. Nếu cô gái đồng ý sẽ bỏ chạy, chàng trai sẽ đuổi theo. Khi chàng trai đuổi kịp cô gái sẽ vỗ vào mông cô gái, đồng nghĩa với việc là cô gái này sắp sửa trở thành vợ của chàng trai đó.
Tục lệ cưới 2 lần: Theo phong tục, người Pa Cô tổ chức lễ cưới theo 2 bước, trong đó “Pôôc đooq” là đám cưới tại nhà trai và “Pa liah, a leq kâr mai” là đám cưới nhà gái. Lễ cưới thứ nhất, mẹ chồng đón cô dâu ở cổng nhà mình, cởi bỏ tấm Zèng “Pâr lang” trên đầu cô dâu và đeo chuỗi cườm để đón nhận dâu hiền.
Khoảng 1 tuần sau đám cưới nhà gái được tổ chức. Trong lễ cưới này, người đi vào đầu tiên phải là cô dâu, đến cổng nhà sẽ được bố mẹ đẻ trao cây đũa bếp, cô dâu sẽ thả chiếc đũa bếp xuống dưới sân với hàm ý có thể quay về thăm bố mẹ mà không cần kiêng cự gì nữa.Lễ vật độc đáo: Theo phong tục cưới hỏi của người Mảng ở Lai Châu, nhà trai phải mang nhiều lễ vật, trong đó không thể thiếu hai bó thịt sóc/chuột rừng đã sấy khô được buộc lại bằng sợi chỉ đỏ và đen tượng trưng cho người con trai (đỏ) và con gái (đen). Cô dâu cũng phải mang hồi môn về nhà chồng như dao, cuốc, xoong nồi...Ngoài ra, lễ cưới còn nhiều tập tục rất độc đáo. Ví dụ, khi ra về nhà gái sẽ hất nước, đổ rượu, thậm chí bốc cả bùn bôi vào người, mặt những người trong đoàn để chuyến rước dâu may mắn thuận lợi hơn.Mời độc giả xem video: Tạm dừng các cơ sở sản xuất không đảm bảo phòng, chống Covid-19. Nguồn: QTV.
Tục “ngủ thử”: Đây là phong tục cưới xin lâu đời của người Mường. Những chàng trai đến tuổi trưởng thành được phép tới “ngủ thăm” nhà cô gái mà họ ưng. (Ảnh :Thiếu nữ Mường).
Các cô gái tối đến thường đốt một ngọn đèn, coi như “tín hiệu” để các chàng trai tìm đến “ngủ thăm”. Nếu đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến “ngủ thăm”, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà.
Lễ hội bắt chồng: Đây là tục lệ cưới xin rất quen thuộc trong các đám cưới của người dân Tây Nguyên. Lễ hội được tổ chức từ ngày mùng 1 Tết cho đến hết tháng 3. Cô gái sẽ là người chủ động đi tìm kiếm chú rể của mình để trao nhẫn.
Người con trai có thể trả lại nhẫn nếu không thích, nhưng cứ 7 ngày, cô gái lại tiếp tục đến trao nhẫn cho đến khi chàng trai đồng ý mới thôi.
Tục kéo vợ: Phong tục cưới xin độc đáo này đã có từ rất lâu. Trai bản đi “kéo vợ” rầm rộ nhất từ Tết Âm lịch cho tới hết rằm tháng giêng. Đa phần các cặp đôi đã có tìm hiểu, phải lòng nhau trước. Họ hẹn nhau ra một chỗ rồi chàng trai hoặc nhờ một vài người bạn để giúp sức "kéo" về.
Theo quan niệm của người Dao Đỏ, lúc kéo, cô gái càng chống đối quyết liệt thì sau này gia đình càng đông con cái, thuận vợ, thuận chồng. Vì thế, dù cô gái đã biết trước nhưng sẽ vờ kêu khóc ầm ĩ.
Vỗ mông kén vợ: Đây là phong tục của người Mông ở Hà Giang và người Mông, họ cho rằng phiên chợ cuối năm chính là dịp tốt nhất để cho các đôi trai gái có thể tìm thấy nhau.
Trong buổi sáng đầu năm, các nam thanh nữ tú sẽ tụ tập lại và chơi trò “ú tìm”. Nếu cô gái đồng ý sẽ bỏ chạy, chàng trai sẽ đuổi theo. Khi chàng trai đuổi kịp cô gái sẽ vỗ vào mông cô gái, đồng nghĩa với việc là cô gái này sắp sửa trở thành vợ của chàng trai đó.
Tục lệ cưới 2 lần: Theo phong tục, người Pa Cô tổ chức lễ cưới theo 2 bước, trong đó “Pôôc đooq” là đám cưới tại nhà trai và “Pa liah, a leq kâr mai” là đám cưới nhà gái. Lễ cưới thứ nhất, mẹ chồng đón cô dâu ở cổng nhà mình, cởi bỏ tấm Zèng “Pâr lang” trên đầu cô dâu và đeo chuỗi cườm để đón nhận dâu hiền.
Khoảng 1 tuần sau đám cưới nhà gái được tổ chức. Trong lễ cưới này, người đi vào đầu tiên phải là cô dâu, đến cổng nhà sẽ được bố mẹ đẻ trao cây đũa bếp, cô dâu sẽ thả chiếc đũa bếp xuống dưới sân với hàm ý có thể quay về thăm bố mẹ mà không cần kiêng cự gì nữa.
Lễ vật độc đáo: Theo phong tục cưới hỏi của người Mảng ở Lai Châu, nhà trai phải mang nhiều lễ vật, trong đó không thể thiếu hai bó thịt sóc/chuột rừng đã sấy khô được buộc lại bằng sợi chỉ đỏ và đen tượng trưng cho người con trai (đỏ) và con gái (đen). Cô dâu cũng phải mang hồi môn về nhà chồng như dao, cuốc, xoong nồi...
Ngoài ra, lễ cưới còn nhiều tập tục rất độc đáo. Ví dụ, khi ra về nhà gái sẽ hất nước, đổ rượu, thậm chí bốc cả bùn bôi vào người, mặt những người trong đoàn để chuyến rước dâu may mắn thuận lợi hơn.
Mời độc giả xem video: Tạm dừng các cơ sở sản xuất không đảm bảo phòng, chống Covid-19. Nguồn: QTV.