Nằm ở phía bắc Tanzania thuộc Đông Phi, hồ Natron thoạt nhìn rất đỗi thanh bình giống như nhiều hồ nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, đây thực chất là " vùng nước tử thần" vô cùng nguy hiểm.Cụ thể, hồ Natron có độ kiềm cao với độ pH cao tới 10,5. Theo các chuyên gia, lý do khiến nước trong hồ có độ kiềm cao như vậy là do địa chất núi lửa bao quanh hồ Natron.Các khoáng chất và muối được tạo ra bởi quá trình núi lửa phun trào, đặc biệt là natri cacbonat, đã khiến độ kiềm trong nước hồ Natron vượt xa độ pH trung tính bình thường.Với độ kiềm cao như trên, nhiều loài động vật không thể tồn tại ở hồ "tử thần" Natron.Một số loài động vật không may sảy chân rơi xuống hồ thì sẽ chết và xác của chúng cứng như đá.Khi mực nước trong hồ xuống thấp, người ta sẽ nhìn thấy rõ những sinh vật bị "hóa đá".Trên xác của những con vật xấu số có một lớp muối giúp bảo quản không bị phân hủy.Chim hồng hạc, cá rô phi và một số loại vi khuẩn, tảo là những loài động thực vật tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt của "vùng nước tử thần" Natron.Vào mùa sinh sản, chim hồng hạc đổ về hồ Natron với số lượng lớn tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp.Theo đó, nhiều du khách ghé thăm hồ Natron để ngắm nhìn vẻ đẹp "chết chóc" và kỳ lạ của nơi này.Video: Những bí ẩn dưới mặt nước hồ Gươm (nguồn: VTC1).
Nằm ở phía bắc Tanzania thuộc Đông Phi, hồ Natron thoạt nhìn rất đỗi thanh bình giống như nhiều hồ nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, đây thực chất là " vùng nước tử thần" vô cùng nguy hiểm.
Cụ thể, hồ Natron có độ kiềm cao với độ pH cao tới 10,5. Theo các chuyên gia, lý do khiến nước trong hồ có độ kiềm cao như vậy là do địa chất núi lửa bao quanh hồ Natron.
Các khoáng chất và muối được tạo ra bởi quá trình núi lửa phun trào, đặc biệt là natri cacbonat, đã khiến độ kiềm trong nước hồ Natron vượt xa độ pH trung tính bình thường.
Với độ kiềm cao như trên, nhiều loài động vật không thể tồn tại ở hồ "tử thần" Natron.
Một số loài động vật không may sảy chân rơi xuống hồ thì sẽ chết và xác của chúng cứng như đá.
Khi mực nước trong hồ xuống thấp, người ta sẽ nhìn thấy rõ những sinh vật bị "hóa đá".
Trên xác của những con vật xấu số có một lớp muối giúp bảo quản không bị phân hủy.
Chim hồng hạc, cá rô phi và một số loại vi khuẩn, tảo là những loài động thực vật tồn tại được trong môi trường khắc nghiệt của "vùng nước tử thần" Natron.
Vào mùa sinh sản, chim hồng hạc đổ về hồ Natron với số lượng lớn tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp.
Theo đó, nhiều du khách ghé thăm hồ Natron để ngắm nhìn vẻ đẹp "chết chóc" và kỳ lạ của nơi này.
Video: Những bí ẩn dưới mặt nước hồ Gươm (nguồn: VTC1).