Trong sách vở và các phương tiện truyền thông, đôi khi Sài Gòn – TP HCM được nhắc đến với tên gọi “ Hòn ngọc Viễn Đông”. "Hòn ngọc Viễn Đông" nghĩa là gì? Tại sao Sài Gòn được ví là "Hòn ngọc Viễn Đông"? Đó là những câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Ảnh: Một góc TP HCM nhìn từ trên cao.Theo PGS.TS Lê Trung Hoa, Viễn Đông là cách gọi của người phương Tây chỉ vùng đất phía Đông châu Á, gồm các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản… Ngược lại là các nước Cận Đông nằm ở phía Tây của châu Á như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Syria… Ảnh: Tấm bản đồ "Đường dây điện tín Nam Việt Nam và Campuchia, 1936" ở Bưu điện Trung tâm TP HCM.Vị giáo sư công tác tại Đại học KHXH & NV TP HCM cho biết, ông và các cộng sự có đọc một bài báo cho rằng Sài Gòn được gọi là Hòn ngọc Viễn Đông vào thời kỳ sau Thế chiến thứ nhất (1914-1918) nhưng tác giả bài báo không nêu xuất xứ của tài liệu nói về điều này. Ảnh: Khu vực trung tâm TP HCM nhìn từ một tòa nhà cao tầng.Khi gọi Sài Gòn là Hòn ngọc Viễn Đông, người nói ngụ ý thành phố Sài Gòn đẹp như một viên ngọc ở vùng Viễn Đông. Sở dĩ họ gọi như thế vì sau Thế chiến thứ nhất, kinh tế Nam kỳ phát triển, công thự, nhà cửa, phố xá được xây dựng và rực rỡ hẳn lên... Ảnh: Chợ Bến Thành, một công trình kiến trúc mang tính biểu tượng về Sài Gòn xưa.Bàn về chủ đề “Hòn ngọc Viễn Đông”, KTS Nguyễn Trọng Huấn, một người sinh sống tại TP HCM nhận định, Sài Gòn thời ấy chỉ là "hòn ngọc" đối với một bộ phận nhỏ dân cư ở tầng lớp trên, như các quan chức thuộc địa, thuyền viên các con tàu viễn dương... Ảnh: Tòa nhà UBND TP, thời thuộc địa là tòa thị chính của Sài Gòn.Đó là những đối tượng có thể “ngủ khách sạn Continental, khách sạn Majestic, ăn thịt bò beefsteak, uống rượu chát vùng Bordeaux, thưởng thức xì gà La Habana, săn bò rừng, lấy da cọp, hút thuốc phiện...” ở đô thị lớn nhất Đông Dương thời đó. Ảnh: Tòa nhà Bảo tàng TP HCM, từng là nơi ở của các Phó Toàn quyền người Pháp ở Sài Gòn thời thuộc địa.Theo KTS Nguyễn Trọng Huấn, Sài Gòn khi đó hoàn toàn không phải là “hòn ngọc” đối với thợ thuyền xưởng đóng tàu Ba Son, cu li bốc vác cảng Sài Gòn, phu xe kéo và đông đảo người dân bản xứ mang trên mình bản án kiếp nô lệ, kẻ mất nước. Ảnh: Nhà thờ Đức Bà, một công trình kiến trúc thời thuộc địa tiêu biểu của TP HCM.Để phục vụ cho “hòn ngọc” ấy, nhiều khu tồi tàn của người lao động đã hình thành mà tên địa danh còn được giữ đến tận bây giờ như Xóm Củi, Xóm Than, Xóm Dầu, xóm Lò Bún, Xóm Ụ Ghe, Xóm Rẫy Cái, Xóm Cây Cui… Ảnh: Khu vực chợ Xóm Củi, quận 8 TP HCM.KTS Nguyễn Trọng Huấn đặt ra câu hỏi gợi mở: “Vậy thì hòn ngọc Viễn Đông với những dấu ấn thuộc địa chẳng có gì đáng tự hào sao lại là mơ ước của một Sài Gòn – TP HCM ngày hôm nay năng động, từng tạo nên những giá trị tiền đề cho công cuộc đổi mới đất nước?”. Ảnh: Đường phố ở trung tâm TP HCM.Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24.
Trong sách vở và các phương tiện truyền thông, đôi khi Sài Gòn – TP HCM được nhắc đến với tên gọi “ Hòn ngọc Viễn Đông”. "Hòn ngọc Viễn Đông" nghĩa là gì? Tại sao Sài Gòn được ví là "Hòn ngọc Viễn Đông"? Đó là những câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Ảnh: Một góc TP HCM nhìn từ trên cao.
Theo PGS.TS Lê Trung Hoa, Viễn Đông là cách gọi của người phương Tây chỉ vùng đất phía Đông châu Á, gồm các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản… Ngược lại là các nước Cận Đông nằm ở phía Tây của châu Á như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Syria… Ảnh: Tấm bản đồ "Đường dây điện tín Nam Việt Nam và Campuchia, 1936" ở Bưu điện Trung tâm TP HCM.
Vị giáo sư công tác tại Đại học KHXH & NV TP HCM cho biết, ông và các cộng sự có đọc một bài báo cho rằng Sài Gòn được gọi là Hòn ngọc Viễn Đông vào thời kỳ sau Thế chiến thứ nhất (1914-1918) nhưng tác giả bài báo không nêu xuất xứ của tài liệu nói về điều này. Ảnh: Khu vực trung tâm TP HCM nhìn từ một tòa nhà cao tầng.
Khi gọi Sài Gòn là Hòn ngọc Viễn Đông, người nói ngụ ý thành phố Sài Gòn đẹp như một viên ngọc ở vùng Viễn Đông. Sở dĩ họ gọi như thế vì sau Thế chiến thứ nhất, kinh tế Nam kỳ phát triển, công thự, nhà cửa, phố xá được xây dựng và rực rỡ hẳn lên... Ảnh: Chợ Bến Thành, một công trình kiến trúc mang tính biểu tượng về Sài Gòn xưa.
Bàn về chủ đề “Hòn ngọc Viễn Đông”, KTS Nguyễn Trọng Huấn, một người sinh sống tại TP HCM nhận định, Sài Gòn thời ấy chỉ là "hòn ngọc" đối với một bộ phận nhỏ dân cư ở tầng lớp trên, như các quan chức thuộc địa, thuyền viên các con tàu viễn dương... Ảnh: Tòa nhà UBND TP, thời thuộc địa là tòa thị chính của Sài Gòn.
Đó là những đối tượng có thể “ngủ khách sạn Continental, khách sạn Majestic, ăn thịt bò beefsteak, uống rượu chát vùng Bordeaux, thưởng thức xì gà La Habana, săn bò rừng, lấy da cọp, hút thuốc phiện...” ở đô thị lớn nhất Đông Dương thời đó. Ảnh: Tòa nhà Bảo tàng TP HCM, từng là nơi ở của các Phó Toàn quyền người Pháp ở Sài Gòn thời thuộc địa.
Theo KTS Nguyễn Trọng Huấn, Sài Gòn khi đó hoàn toàn không phải là “hòn ngọc” đối với thợ thuyền xưởng đóng tàu Ba Son, cu li bốc vác cảng Sài Gòn, phu xe kéo và đông đảo người dân bản xứ mang trên mình bản án kiếp nô lệ, kẻ mất nước. Ảnh: Nhà thờ Đức Bà, một công trình kiến trúc thời thuộc địa tiêu biểu của TP HCM.
Để phục vụ cho “hòn ngọc” ấy, nhiều khu tồi tàn của người lao động đã hình thành mà tên địa danh còn được giữ đến tận bây giờ như Xóm Củi, Xóm Than, Xóm Dầu, xóm Lò Bún, Xóm Ụ Ghe, Xóm Rẫy Cái, Xóm Cây Cui… Ảnh: Khu vực chợ Xóm Củi, quận 8 TP HCM.
KTS Nguyễn Trọng Huấn đặt ra câu hỏi gợi mở: “Vậy thì hòn ngọc Viễn Đông với những dấu ấn thuộc địa chẳng có gì đáng tự hào sao lại là mơ ước của một Sài Gòn – TP HCM ngày hôm nay năng động, từng tạo nên những giá trị tiền đề cho công cuộc đổi mới đất nước?”. Ảnh: Đường phố ở trung tâm TP HCM.
Mời quý độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24.