Rất nhiều người đã nghe đến Hội chứng Stockholm từ những vụ bắt cóc con tin. Những trường hợp mắc phải hội chứng hiếm gặp này thường là phụ nữ.Thuật ngữ nổi tiếng thế giới này miêu tả một trạng thái tâm lý, trong đó người bị bắt cóc lâu ngày chuyển từ sợ hãi và căm ghét sang thông cảm và quý mến chính kẻ bắt cóc mình.Thuật ngữ Hội chứng Stockholm lần đầu được bác sĩ tâm thần Nils Bejerot đặt ra sau một vụ phạm tội xảy ra năm 1973 tại Stockholm, Thụy Điển.Cụ thể, vào ngày 23/8/1973, một kẻ cướp có vũ trang đã gây chấn động cả thế giới khi xông vào ngân hàng Kreditbanken ở thành phố Stockholm.Hung thủ đã rút ra một khẩu súng máy, bắt các nhân viên ở đây làm con tin trong 6 ngày liền.Tên cướp gây ra vụ việc này là Jan "Janne" Olsson đã dọa giết các con tin. Tuy nhiên, một điều gây chú ý là về sau 4 trong số 6 nhân viên ngân hàng bị bắt cóc làm con tin bị đồng hóa dẫn đến đồng lõa với những kẻ bắt cóc. Họ thậm chí còn chỉ trích những người muốn giải cứu.Hiện tượng đặc biệt này được gọi là "Hội chứng Stockholm" (Stockholm Syndrome).Theo lý giải của các bác sĩ, nạn nhân mắc phải hội chứng trên bị ép buộc phải đối mặt với một hoàn cảnh trái ngược.Tuy nhiên, thay vì kháng cự chống lại những kẻ bắt cóc thì những nạn nhân lại có phản ứng cam chịu. Hơn nữa, họ tự biện luận và chấp nhận việc cầu thân với thủ phạm để thích hợp với môi trường mới nhằm tránh bị bắt giữ hoặc đánh đập.Sau một thời gian dài bị hung thủ bắt cóc, các nạn nhân dần trở thành kẻ đồng lõa với chúng nên dẫn đến những hành động sai trái.
Rất nhiều người đã nghe đến Hội chứng Stockholm từ những vụ bắt cóc con tin. Những trường hợp mắc phải hội chứng hiếm gặp này thường là phụ nữ.
Thuật ngữ nổi tiếng thế giới này miêu tả một trạng thái tâm lý, trong đó người bị bắt cóc lâu ngày chuyển từ sợ hãi và căm ghét sang thông cảm và quý mến chính kẻ bắt cóc mình.
Thuật ngữ Hội chứng Stockholm lần đầu được bác sĩ tâm thần Nils Bejerot đặt ra sau một vụ phạm tội xảy ra năm 1973 tại Stockholm, Thụy Điển.
Cụ thể, vào ngày 23/8/1973, một kẻ cướp có vũ trang đã gây chấn động cả thế giới khi xông vào ngân hàng Kreditbanken ở thành phố Stockholm.
Hung thủ đã rút ra một khẩu súng máy, bắt các nhân viên ở đây làm con tin trong 6 ngày liền.
Tên cướp gây ra vụ việc này là Jan "Janne" Olsson đã dọa giết các con tin. Tuy nhiên, một điều gây chú ý là về sau 4 trong số 6 nhân viên ngân hàng bị bắt cóc làm con tin bị đồng hóa dẫn đến đồng lõa với những kẻ bắt cóc. Họ thậm chí còn chỉ trích những người muốn giải cứu.
Hiện tượng đặc biệt này được gọi là "Hội chứng Stockholm" (Stockholm Syndrome).
Theo lý giải của các bác sĩ, nạn nhân mắc phải hội chứng trên bị ép buộc phải đối mặt với một hoàn cảnh trái ngược.
Tuy nhiên, thay vì kháng cự chống lại những kẻ bắt cóc thì những nạn nhân lại có phản ứng cam chịu. Hơn nữa, họ tự biện luận và chấp nhận việc cầu thân với thủ phạm để thích hợp với môi trường mới nhằm tránh bị bắt giữ hoặc đánh đập.
Sau một thời gian dài bị hung thủ bắt cóc, các nạn nhân dần trở thành kẻ đồng lõa với chúng nên dẫn đến những hành động sai trái.