Cầu Glienecke nằm giữa Đông và Tây Đức trở thành nơi diễn ra một số cuộc trao đổi điệp viên trong thời Chiến tranh Lạnh. Trong số này, nổi tiếng là sự việc diễn ra vào ngày 11/6/1985.Vào ngày hôm đó, cuộc trao đổi điệp viên lớn nhất lịch sử diễn ra giữa Mỹ và Liên Xô. Theo các tài liệu được công bố, sự kiện này được tiến hành vào buổi trưa.Mỹ và Liên Xô đã bàn bạc, thảo luận trong nhiều tháng về các điệp viên sẽ được hai bên trao đổi tại cầu Glienecke. Sau cùng, 2 bên đạt được sự thống nhất.Vào ngày 11/6, Mỹ đã đưa 4 cựu sĩ quan tình báo đến cầu Glienecke bằng xe tải Chevrolet. Những người này bao gồm: sĩ quan tình báo Ba Lan Marian Zakharski bị kết án tù chung thân vì các hoạt động lập kế hoạch cho lực lượng vũ trang Mỹ năm 1981; Peña Kostadinov - cựu Tùy viên Thương mại tại Đại sứ quán Bulgaria ở Washington D.C bị FBI bắt năm 1983 khi đang nhận các tài liệu mật.Hai người còn lại được Mỹ đưa đến địa điểm trao đổi điệp viên với Liên Xô là: nhà vật lý Cộng hòa Dân chủ Đức Alfred Zee - người đã truyền thông tin bí mật về Hải quân Mỹ cho Đông Berlin, bị bắt năm 1983 tại một hội nghị ở Boston; Alisa Michelson - công dân của Cộng hòa Dân chủ Đức và là nhân viên của KGB, bị Mỹ giam giữ vào năm 1984 tại sân bay Kennedy ở New York.Trong khi đó, Liên Xô dùng một xe bus trở 25 người đến cầu Glienecke để trao đổi điệp viên với Mỹ. Trong số 25 người này, 2 người quyết định ở lại Cộng hòa Dân chủ Đức.23 người còn lại được Liên Xô trao đổi với Mỹ bao gồm: công dân Cộng hòa Dân chủ, người Ba Lan và người Áo.Hầu hết những người này bị Liên Xô bắt giữ và kết án tù giam vài năm cho đến chung thân vì tội gián điệp.Theo đó, Mỹ và Liên Xô chuyển giao, tiếp nhận những người bị cáo buộc làm gián điệp tại cây cầu Glienecke.Sự kiện này được coi là một trong những vụ trao đổi điệp viên nổi tiếng nhất giữa Mỹ và Liên Xô.Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THĐT1.
Cầu Glienecke nằm giữa Đông và Tây Đức trở thành nơi diễn ra một số cuộc trao đổi điệp viên trong thời Chiến tranh Lạnh. Trong số này, nổi tiếng là sự việc diễn ra vào ngày 11/6/1985.
Vào ngày hôm đó, cuộc trao đổi điệp viên lớn nhất lịch sử diễn ra giữa Mỹ và Liên Xô. Theo các tài liệu được công bố, sự kiện này được tiến hành vào buổi trưa.
Mỹ và Liên Xô đã bàn bạc, thảo luận trong nhiều tháng về các điệp viên sẽ được hai bên trao đổi tại cầu Glienecke. Sau cùng, 2 bên đạt được sự thống nhất.
Vào ngày 11/6, Mỹ đã đưa 4 cựu sĩ quan tình báo đến cầu Glienecke bằng xe tải Chevrolet. Những người này bao gồm: sĩ quan tình báo Ba Lan Marian Zakharski bị kết án tù chung thân vì các hoạt động lập kế hoạch cho lực lượng vũ trang Mỹ năm 1981; Peña Kostadinov - cựu Tùy viên Thương mại tại Đại sứ quán Bulgaria ở Washington D.C bị FBI bắt năm 1983 khi đang nhận các tài liệu mật.
Hai người còn lại được Mỹ đưa đến địa điểm trao đổi điệp viên với Liên Xô là: nhà vật lý Cộng hòa Dân chủ Đức Alfred Zee - người đã truyền thông tin bí mật về Hải quân Mỹ cho Đông Berlin, bị bắt năm 1983 tại một hội nghị ở Boston; Alisa Michelson - công dân của Cộng hòa Dân chủ Đức và là nhân viên của KGB, bị Mỹ giam giữ vào năm 1984 tại sân bay Kennedy ở New York.
Trong khi đó, Liên Xô dùng một xe bus trở 25 người đến cầu Glienecke để trao đổi điệp viên với Mỹ. Trong số 25 người này, 2 người quyết định ở lại Cộng hòa Dân chủ Đức.
23 người còn lại được Liên Xô trao đổi với Mỹ bao gồm: công dân Cộng hòa Dân chủ, người Ba Lan và người Áo.
Hầu hết những người này bị Liên Xô bắt giữ và kết án tù giam vài năm cho đến chung thân vì tội gián điệp.
Theo đó, Mỹ và Liên Xô chuyển giao, tiếp nhận những người bị cáo buộc làm gián điệp tại cây cầu Glienecke.
Sự kiện này được coi là một trong những vụ trao đổi điệp viên nổi tiếng nhất giữa Mỹ và Liên Xô.
Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THĐT1.