Vào thời Trung cổ ở châu Âu, nhiều nhà thờ cho mượn hoặc cho thuê những cỗ quan tài khi người dân thực hiện nghi lễ mai táng cho người thân đã mất. Quan tài được dùng để đặt thi thể người quá cố vào bên trong và được mang từ nhà tới khu nghĩa địa trong khuôn viên nhà thờ.Sau khi đến vị trí ngôi mộ, thi thể sẽ được đưa ra khỏi quan tài. Kế đến, người ta đặt người chết trong một tấm vải liệm và chôn cất. Theo đó, chiếc quan tài được sử dụng nhiều lần trong những buổi tang lễ sau.Một số bộ tộc ở Madagascar thực hiện tập tục Famadihana hay còn được gọi là lễ "thay xương" gây chú ý.Nghi lễ mai táng này được tổ chức 7 năm (hoặc lâu hơn) sau ngày người chết qua đời. Khi ấy, thi hài người chết được đưa ra khỏi mộ và bọc trong miếng vải mới.Kế đến, các thành viên của bộ tộc ở Madagascar sẽ tổ chức nhảy múa, ăn uống và nghe kể chuyện về những công lao, đóng góp cho cộng đồng của người đã khuất.Sau khi hoàn thành tập tục Famadihana, hài cốt người chết được bọc lại, đặt vào trong mộ và chôn cất cẩn thận. Cứ 7 năm người dân lại thực hiện tập tục trên.Vào thời xưa, một số dân tộc thiểu số ở Tây Nam, Tứ Xuyên và Vân Nam (Trung Quốc) thực hiện tập tục mai táng cho người chết bằng quan tài treo trên vách núi.Theo quan niệm của người dân địa phương, thi thể người chết được mai táng tại những địa điểm hiểm trở như vách núi sẽ không bị kẻ gian phá hoại hay động vật tấn công.Đặc biệt, thi hài người quá cố sẽ không bị thối rữa và linh hồn được siêu thoát. Đây có thể là cách người sống để thân nhân đã khuất của họ được ở gần thần linh nhất.Mời quý độc giả xem video: Hàng chục người chết do nắng nóng ở Pakistan (nguồn: VTC14)
Vào thời Trung cổ ở châu Âu, nhiều nhà thờ cho mượn hoặc cho thuê những cỗ quan tài khi người dân thực hiện nghi lễ mai táng cho người thân đã mất. Quan tài được dùng để đặt thi thể người quá cố vào bên trong và được mang từ nhà tới khu nghĩa địa trong khuôn viên nhà thờ.
Sau khi đến vị trí ngôi mộ, thi thể sẽ được đưa ra khỏi quan tài. Kế đến, người ta đặt người chết trong một tấm vải liệm và chôn cất. Theo đó, chiếc quan tài được sử dụng nhiều lần trong những buổi tang lễ sau.
Một số bộ tộc ở Madagascar thực hiện tập tục Famadihana hay còn được gọi là lễ "thay xương" gây chú ý.
Nghi lễ mai táng này được tổ chức 7 năm (hoặc lâu hơn) sau ngày người chết qua đời. Khi ấy, thi hài người chết được đưa ra khỏi mộ và bọc trong miếng vải mới.
Kế đến, các thành viên của bộ tộc ở Madagascar sẽ tổ chức nhảy múa, ăn uống và nghe kể chuyện về những công lao, đóng góp cho cộng đồng của người đã khuất.
Sau khi hoàn thành tập tục Famadihana, hài cốt người chết được bọc lại, đặt vào trong mộ và chôn cất cẩn thận. Cứ 7 năm người dân lại thực hiện tập tục trên.
Vào thời xưa, một số dân tộc thiểu số ở Tây Nam, Tứ Xuyên và Vân Nam (Trung Quốc) thực hiện tập tục mai táng cho người chết bằng quan tài treo trên vách núi.
Theo quan niệm của người dân địa phương, thi thể người chết được mai táng tại những địa điểm hiểm trở như vách núi sẽ không bị kẻ gian phá hoại hay động vật tấn công.
Đặc biệt, thi hài người quá cố sẽ không bị thối rữa và linh hồn được siêu thoát. Đây có thể là cách người sống để thân nhân đã khuất của họ được ở gần thần linh nhất.
Mời quý độc giả xem video: Hàng chục người chết do nắng nóng ở Pakistan (nguồn: VTC14)