Nỏ Liên Châu thời An Dương Vương. Người dân Việt Nam xưa nay đã quen với truyền thuyết kể rằng, thời Thục Phán - An Dương Vương, nước Âu Lạc sở hữu "nỏ thần" kỳ diệu, lẫy nỏ được làm từ chiếc móng của thần Kim Quy. Người chế tác ra vũ khí nổi tiếng này là tướng quân Cao Lỗ.Vào năm Tân Mão (210 trước Công nguyên), Triệu Đà phát binh xâm lược Âu Lạc. Khi ấy, tướng Cao Lỗ là người tổng chỉ huy toàn bộ quân đội Âu Lạc. Ông bố trí quân đội, trong đó có đội quân cung nỏ lợi hại ở những nơi hiểm yếu bảo vệ kinh thành Cổ Loa. Không chỉ là người tổng chỉ huy toàn bộ quân đội Âu Lạc, Cao Lỗ còn làm được nỏ thần với sức mạnh mỗi lần bắn ra cả trăm mũi tên, bách phát bách trúng.Thứ vũ khí thần diệu này được sách "Lĩnh Nam chích quái" ghi: Sau khi giúp An Dương Vương xây Loa thành, rùa vàng từ biệt ra về. Trước khi rùa vàng rời đi, nhà vua cảm tạ nói "Nhờ ơn thần, thành đã xây xong. Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống?". Rùa vàng đã tháo chiếc vuốt của mình đưa cho nhà vua và nói "Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì không lo gì nữa". Sau đó, An Dương Vương sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt làm lẫy.Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc nhưng đều thất bại vì An Dương Vương có nỏ thần. Nhận thấy dùng binh không có lợi nên Triệu Đà xin giảng hòa với An Dương Vương, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân nhưng mục đích chính là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Công chúa Mỵ Châu - con gái An Dương Vương vì mất cảnh giác đã trao cho Trọng Thuỷ nỏ thần để xảy ra bi kịch mất nước.Gươm "Thuận Thiên" của vua Lê Thái Tổ. Nhiều người dân Việt Nam biết đến truyền thuyết Lê Lợi trả lại gươm thần cho rùa vàng sau khi đánh tan giặc Minh.Theo các giai thoại dân gian, đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền trên hồ Lục Thủy dạo mát và ngắm cảnh, bỗng nhiên ngài thấy có ánh vàng loang loáng dưới nước và một lúc sau rùa vàng ngoi lên mặt nước rồi bơi về phía thuyền của nhà vua.
Lúc ấy, Lê Thái Tổ chợt nhớ đến lưỡi gươm mà Lê Thận cho với hai chữ "Thuận Thiên" đã giúp ngài đánh tan giặc ngoại xâm. Khi ngài vừa rút gươm ra khỏi vỏ thì lưỡi gươm đã tự bay về phía rùa vàng. Rùa ngậm lưỡi gươm và lặn xuống hồ và từ đấy hồ có tên là hồ Hoàn Kiếm (dân gian quen gọi là hồ Gươm).Ngựa sắt, kiếm sắt, roi sắt và giáp mũ sắt của Thánh Gióng. Truyền thuyết về Thánh Gióng gắn liền với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Chuyện Thánh Gióng hiển linh được ghi trong 3 cuốn sách cổ nhất viết từ thời nhà Trần đến nay còn truyền bản gồm: Thiền Uyển Tập Anh, Việt Điện U Linh tập và Lĩnh Nam Chích Quái. Đến thời Lê, Ngô Sĩ Liên đã chính thức ghi vào Đại Việt sử ký toàn thư.Thánh Gióng là một truyền thuyết của dân gian Việt Nam, là một trong 4 vị Thánh bất tử, cùng với Thánh Gióng là Sơn Tinh núi Tản Viên, Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh. Theo truyền thuyết, Thánh Gióng hay còn gọi là Phù Đổng Thiên Vương, là con của hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Khi lên 3 tuổi, Thánh Gióng vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.Khi có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, nhà vua truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Thánh Gióng nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những thứ mà Thánh Gióng nói. Kỳ lạ hơn nữa là sau hôm gặp sứ giả, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Theo đó, bà con hàng xóm đã góp gạo thóc nuôi Thánh Gióng vì mong muốn cậu bé sẽ giết giặc, cứu nước.Khi giặc đã đến chân núi Trâu, Thánh Gióng đứng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa, mặc áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, lao vào thiên binh vạn mã toát lên bá khí cường liệt dị thường, giặc chết như rạ.Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn).Thánh Gióng về nhà dập đầu lạy mẹ, tạ ơn công nuôi dưỡng sinh thành rồi lên đỉnh núi Sóc Sơn cưỡi ngựa sắt bay về trời. Vua nhớ công ơn, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).Mời độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa. Nguồn: VTV Travel - Du Lịch Cùng VTV.
Nỏ Liên Châu thời An Dương Vương. Người dân Việt Nam xưa nay đã quen với truyền thuyết kể rằng, thời Thục Phán - An Dương Vương, nước Âu Lạc sở hữu "nỏ thần" kỳ diệu, lẫy nỏ được làm từ chiếc móng của thần Kim Quy. Người chế tác ra vũ khí nổi tiếng này là tướng quân Cao Lỗ.
Vào năm Tân Mão (210 trước Công nguyên), Triệu Đà phát binh xâm lược Âu Lạc. Khi ấy, tướng Cao Lỗ là người tổng chỉ huy toàn bộ quân đội Âu Lạc. Ông bố trí quân đội, trong đó có đội quân cung nỏ lợi hại ở những nơi hiểm yếu bảo vệ kinh thành Cổ Loa. Không chỉ là người tổng chỉ huy toàn bộ quân đội Âu Lạc, Cao Lỗ còn làm được nỏ thần với sức mạnh mỗi lần bắn ra cả trăm mũi tên, bách phát bách trúng.
Thứ vũ khí thần diệu này được sách "Lĩnh Nam chích quái" ghi: Sau khi giúp An Dương Vương xây Loa thành, rùa vàng từ biệt ra về. Trước khi rùa vàng rời đi, nhà vua cảm tạ nói "Nhờ ơn thần, thành đã xây xong. Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống?". Rùa vàng đã tháo chiếc vuốt của mình đưa cho nhà vua và nói "Đem vật này làm lẫy nỏ, nhằm quân giặc mà bắn thì không lo gì nữa". Sau đó, An Dương Vương sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt làm lẫy.
Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc nhưng đều thất bại vì An Dương Vương có nỏ thần. Nhận thấy dùng binh không có lợi nên Triệu Đà xin giảng hòa với An Dương Vương, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân nhưng mục đích chính là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Công chúa Mỵ Châu - con gái An Dương Vương vì mất cảnh giác đã trao cho Trọng Thuỷ nỏ thần để xảy ra bi kịch mất nước.
Gươm "Thuận Thiên" của vua Lê Thái Tổ. Nhiều người dân Việt Nam biết đến truyền thuyết Lê Lợi trả lại gươm thần cho rùa vàng sau khi đánh tan giặc Minh.
Theo các giai thoại dân gian, đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền trên hồ Lục Thủy dạo mát và ngắm cảnh, bỗng nhiên ngài thấy có ánh vàng loang loáng dưới nước và một lúc sau rùa vàng ngoi lên mặt nước rồi bơi về phía thuyền của nhà vua.
Lúc ấy, Lê Thái Tổ chợt nhớ đến lưỡi gươm mà Lê Thận cho với hai chữ "Thuận Thiên" đã giúp ngài đánh tan giặc ngoại xâm. Khi ngài vừa rút gươm ra khỏi vỏ thì lưỡi gươm đã tự bay về phía rùa vàng. Rùa ngậm lưỡi gươm và lặn xuống hồ và từ đấy hồ có tên là hồ Hoàn Kiếm (dân gian quen gọi là hồ Gươm).
Ngựa sắt, kiếm sắt, roi sắt và giáp mũ sắt của Thánh Gióng. Truyền thuyết về Thánh Gióng gắn liền với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Chuyện Thánh Gióng hiển linh được ghi trong 3 cuốn sách cổ nhất viết từ thời nhà Trần đến nay còn truyền bản gồm: Thiền Uyển Tập Anh, Việt Điện U Linh tập và Lĩnh Nam Chích Quái. Đến thời Lê, Ngô Sĩ Liên đã chính thức ghi vào Đại Việt sử ký toàn thư.
Thánh Gióng là một truyền thuyết của dân gian Việt Nam, là một trong 4 vị Thánh bất tử, cùng với Thánh Gióng là Sơn Tinh núi Tản Viên, Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh. Theo truyền thuyết, Thánh Gióng hay còn gọi là Phù Đổng Thiên Vương, là con của hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức. Khi lên 3 tuổi, Thánh Gióng vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.
Khi có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, nhà vua truyền cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Thánh Gióng nghe tin, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào, đứa bé bảo: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".
Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những thứ mà Thánh Gióng nói. Kỳ lạ hơn nữa là sau hôm gặp sứ giả, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con. Theo đó, bà con hàng xóm đã góp gạo thóc nuôi Thánh Gióng vì mong muốn cậu bé sẽ giết giặc, cứu nước.
Khi giặc đã đến chân núi Trâu, Thánh Gióng đứng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa, mặc áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, lao vào thiên binh vạn mã toát lên bá khí cường liệt dị thường, giặc chết như rạ.
Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Ðám tàn quân giẫm đạp nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn).Thánh Gióng về nhà dập đầu lạy mẹ, tạ ơn công nuôi dưỡng sinh thành rồi lên đỉnh núi Sóc Sơn cưỡi ngựa sắt bay về trời. Vua nhớ công ơn, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).
Mời độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa. Nguồn: VTV Travel - Du Lịch Cùng VTV.