Là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh, Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc được xây dựng từ những nguyên vật liệu tốt nhất. Trong số này, những viên gạch dùng để hoàn thành cung điện này được sản xuất công phu, đắt hơn vàng.Không ít người tò mò về những vật liệu này, bao gồm loại gạch lát sàn nhà bên trong Tử Cấm Thành. Theo các nhà nghiên cứu, gạch dùng để xây cung điện này có giá trị đắt hơn vàng. Dù không được chế tạo từ vàng thật nhưng loại gạch này vô cùng đặc biệt và có giá trị lớn. Bởi lẽ, quá trình tạo ra loại gạch này lên tới 720 ngày.Cụ thể, kể từ khi triều đình nhà Minh quyết định xây dựng Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, hoàng đế đã hạ lệnh cho quần thần chọn loại gạch tốt nhất. Sau một thời gian xem xét, triều đình chọn được một loại gạch nung có xuất xứ từ lò gạch Lục Mộ ở Tô Châu.Loại gạch này được chọn vì đất ở Tô Châu có chất lượng rất tốt. Nhờ đặc điểm này, gạch được sản xuất ở vùng này thường cứng và chắc hơn nhiều so với những nơi khác. Thêm nữa, loại gạch ở Tô Châu đặc ruột, không có lỗ và khi gõ nhẹ vào sẽ phát ra âm thanh giống như khi gõ vào vàng hay đá quý. Vậy nên, Minh Thành Tổ - hoàng đế thứ ba của nhà Minh hết lời khen ngợi loại gạch này.Do được sản xuất để xây dựng cung điện ở kinh đô nên chữ "kinh" và chữ "kim" (có nghĩa là vàng) phát âm gần giống nhau nên dân gian thường gọi loại gạch đó là "Kim chuyên" (hay gạch vàng).Quy trình chế tạo "gạch vàng" gồm 7 công đoạn: đào, vận chuyển, phơi khô, nện đất, nhào trộn, mài và sàng (rây) đất. Trong đó, khâu quan trọng là loạt đất nhất định phải lấy đất sét ở làng Lục Mộ, Tô Châu. Sau khi lấy đất, người ta sẽ phơi đất 1 năm nhằm loại bỏ tạp chất, bao gồm bọt khí để tạo thành một cục đất sét đặc ruột.Tiếp theo, những người thợ sẽ cho đất sét vào khuôn rồi đem phơi khô trong 7 tháng. Kế đến, chúng được đưa vào lò nung. Quá trình nung diễn ra trong 40 ngày. Trong khoảng thời gian này, những người thợ sẽ dùng rơm rạ và trấu để đốt lò vì đây là cách hiệu quả giúp loại bỏ được hơi ẩm trong đất.Sau khi đem gạch ra khỏi lò, người thợ sẽ ngâm chúng vào dầu trấu. Nhờ vậy, những viên gạch thành phẩm sẽ có bề mặt rất sáng bóng và nhẵn mịn. Khi gõ vào viên gạch vì sẽ nghe thấy âm thanh giống lúc gõ vào vàng.Mỗi mẻ "gạch vàng" cần tới 720 ngày để hoàn thành. Do vậy, số lượng loại gạch quý này không có nhiều. Thậm chí, sau khi hoàn thành, các chuyên gia sẽ kiểm tra nếu phát hiện một mẻ có 6 viên không đạt tiêu chuẩn thì toàn bộ số gạch của mẻ đó sẽ không được sử dụng trong thi công Tử Cấm Thành.Do có chất lượng cao, tốn nhiều chi phí, thời gian và nhân lực nên điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa và 3 tuyến đường phía Đông, chính giữa và phía Tây trong Tử Cấm Thành là được lát "gạch vàng".Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh, Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc được xây dựng từ những nguyên vật liệu tốt nhất. Trong số này, những viên gạch dùng để hoàn thành cung điện này được sản xuất công phu, đắt hơn vàng.
Không ít người tò mò về những vật liệu này, bao gồm loại gạch lát sàn nhà bên trong Tử Cấm Thành. Theo các nhà nghiên cứu, gạch dùng để xây cung điện này có giá trị đắt hơn vàng. Dù không được chế tạo từ vàng thật nhưng loại gạch này vô cùng đặc biệt và có giá trị lớn. Bởi lẽ, quá trình tạo ra loại gạch này lên tới 720 ngày.
Cụ thể, kể từ khi triều đình nhà Minh quyết định xây dựng Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, hoàng đế đã hạ lệnh cho quần thần chọn loại gạch tốt nhất. Sau một thời gian xem xét, triều đình chọn được một loại gạch nung có xuất xứ từ lò gạch Lục Mộ ở Tô Châu.
Loại gạch này được chọn vì đất ở Tô Châu có chất lượng rất tốt. Nhờ đặc điểm này, gạch được sản xuất ở vùng này thường cứng và chắc hơn nhiều so với những nơi khác. Thêm nữa, loại gạch ở Tô Châu đặc ruột, không có lỗ và khi gõ nhẹ vào sẽ phát ra âm thanh giống như khi gõ vào vàng hay đá quý. Vậy nên, Minh Thành Tổ - hoàng đế thứ ba của nhà Minh hết lời khen ngợi loại gạch này.
Do được sản xuất để xây dựng cung điện ở kinh đô nên chữ "kinh" và chữ "kim" (có nghĩa là vàng) phát âm gần giống nhau nên dân gian thường gọi loại gạch đó là "Kim chuyên" (hay gạch vàng).
Quy trình chế tạo "gạch vàng" gồm 7 công đoạn: đào, vận chuyển, phơi khô, nện đất, nhào trộn, mài và sàng (rây) đất. Trong đó, khâu quan trọng là loạt đất nhất định phải lấy đất sét ở làng Lục Mộ, Tô Châu. Sau khi lấy đất, người ta sẽ phơi đất 1 năm nhằm loại bỏ tạp chất, bao gồm bọt khí để tạo thành một cục đất sét đặc ruột.
Tiếp theo, những người thợ sẽ cho đất sét vào khuôn rồi đem phơi khô trong 7 tháng. Kế đến, chúng được đưa vào lò nung. Quá trình nung diễn ra trong 40 ngày. Trong khoảng thời gian này, những người thợ sẽ dùng rơm rạ và trấu để đốt lò vì đây là cách hiệu quả giúp loại bỏ được hơi ẩm trong đất.
Sau khi đem gạch ra khỏi lò, người thợ sẽ ngâm chúng vào dầu trấu. Nhờ vậy, những viên gạch thành phẩm sẽ có bề mặt rất sáng bóng và nhẵn mịn. Khi gõ vào viên gạch vì sẽ nghe thấy âm thanh giống lúc gõ vào vàng.
Mỗi mẻ "gạch vàng" cần tới 720 ngày để hoàn thành. Do vậy, số lượng loại gạch quý này không có nhiều. Thậm chí, sau khi hoàn thành, các chuyên gia sẽ kiểm tra nếu phát hiện một mẻ có 6 viên không đạt tiêu chuẩn thì toàn bộ số gạch của mẻ đó sẽ không được sử dụng trong thi công Tử Cấm Thành.
Do có chất lượng cao, tốn nhiều chi phí, thời gian và nhân lực nên điện Thái Hòa, điện Trung Hòa, điện Bảo Hòa và 3 tuyến đường phía Đông, chính giữa và phía Tây trong Tử Cấm Thành là được lát "gạch vàng".
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.