Đến Uyuni, hầu hết du khách đều lựa chọn tham quan các ruộng muối nổi tiếng Bolivia và cảnh quan siêu thực xung quanh. Tuy nhiên, ít ai biết đến Concreteerio de Trenes, nghĩa trang tàu hỏa khổng lồ, một địa điểm cuốn hút không kém ở vùng ngoại ô của thị trấn.Nơi đây là một bảo tàng tàu hỏa ngoài trời với các di tích bị bỏ rơi, rỉ sét, sở hữu vẻ đẹp hoang vu, ám ảnh. Vào thế kỷ 19, nhiều kỹ sư đến từ Anh và người lao động địa phương xuống thị trấn để xây dựng con đường nối những mỏ khoáng sản với thành phố La Paz (Bolivia) và các cảng biển của Chile.Công ty đường sắt Antofogasta và Bolivian đã xây dựng một mạng lưới đường sắt rộng khắp, biến thị trấn Uyuni im ắng trở thành trung tâm giao thông quan trọng.Là một phần của công nghiệp hóa Uyuni, nhà máy xe lửa đã chế tạo ra nhiều sản phẩm ngày nay bạn vẫn có thể nhìn thấy. Hầu hết vỏ tàu rỗng ở đây đã được chế tạo từ đầu thế kỷ 20.Vào những năm 1940, hoạt động khai thác mỏ suy giảm nghiêm trọng khi tài nguyên bắt đầu cạn kiệt. Công ty đường sắt ngừng hoạt động và bỏ lại những xác tàu trên sa mạc.Hàng chục đoàn tàu rỉ sét nằm rải rác xung quanh khu vực. Một số khối kim loại đã tận dụng làm phế liệu. Trong khi đó, những đầu tàu hư hỏng còn sót lại được bao phủ bởi bức tranh phun sơn của thanh niên địa phương. Nghĩa trang tàu hỏa cùng cánh đồng muối vô cực tại Bolivia là điểm đến có mặt trong hầu hết tour du lịch.Ở nhiều vùng khí hậu, những cỗ máy trăm tuổi có thể giữ tương đối nguyên vẹn cho đến nay. Tuy nhiên, ở Uyuni, những cơn gió khắc nghiệt mang theo muối từ cánh đồng gần đó làm đẩy nhanh quá trình ăn mòn kim loại một cách đáng kể, khiến nhiều cỗ máy trông như đã trải qua hàng thế kỷ.
Đến Uyuni, hầu hết du khách đều lựa chọn tham quan các ruộng muối nổi tiếng Bolivia và cảnh quan siêu thực xung quanh. Tuy nhiên, ít ai biết đến Concreteerio de Trenes, nghĩa trang tàu hỏa khổng lồ, một địa điểm cuốn hút không kém ở vùng ngoại ô của thị trấn.
Nơi đây là một bảo tàng tàu hỏa ngoài trời với các di tích bị bỏ rơi, rỉ sét, sở hữu vẻ đẹp hoang vu, ám ảnh. Vào thế kỷ 19, nhiều kỹ sư đến từ Anh và người lao động địa phương xuống thị trấn để xây dựng con đường nối những mỏ khoáng sản với thành phố La Paz (Bolivia) và các cảng biển của Chile.
Công ty đường sắt Antofogasta và Bolivian đã xây dựng một mạng lưới đường sắt rộng khắp, biến thị trấn Uyuni im ắng trở thành trung tâm giao thông quan trọng.
Là một phần của công nghiệp hóa Uyuni, nhà máy xe lửa đã chế tạo ra nhiều sản phẩm ngày nay bạn vẫn có thể nhìn thấy. Hầu hết vỏ tàu rỗng ở đây đã được chế tạo từ đầu thế kỷ 20.
Vào những năm 1940, hoạt động khai thác mỏ suy giảm nghiêm trọng khi tài nguyên bắt đầu cạn kiệt. Công ty đường sắt ngừng hoạt động và bỏ lại những xác tàu trên sa mạc.
Hàng chục đoàn tàu rỉ sét nằm rải rác xung quanh khu vực. Một số khối kim loại đã tận dụng làm phế liệu. Trong khi đó, những đầu tàu hư hỏng còn sót lại được bao phủ bởi bức tranh phun sơn của thanh niên địa phương. Nghĩa trang tàu hỏa cùng cánh đồng muối vô cực tại Bolivia là điểm đến có mặt trong hầu hết tour du lịch.
Ở nhiều vùng khí hậu, những cỗ máy trăm tuổi có thể giữ tương đối nguyên vẹn cho đến nay. Tuy nhiên, ở Uyuni, những cơn gió khắc nghiệt mang theo muối từ cánh đồng gần đó làm đẩy nhanh quá trình ăn mòn kim loại một cách đáng kể, khiến nhiều cỗ máy trông như đã trải qua hàng thế kỷ.