Đình Giáp Đông được nhân dân lập nên để thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, vị vương hầu đức cao đạo trọng, người có công lớn trong hộ quốc vệ dân, giúp nhân dân xứ Nghệ làm canh nông, cải tạo đất đai phát triển kinh tế.Uy Minh Vương Lý Nhật Quang cũng được nhân dân xem là Đức Thành Hoàng của làng Thượng Truy.Trải qua hàng trăm năm với nhiều biến cố nhưng ngôi đình cổ vẫn giữ được nét uy nghi cổ kính như thuở ban đầu. Những đốc mái, đường xà, vì, kèo, cột của đình gồm nhiều đường nét chạm khắc, tinh xảo. Trên các đường hạ, kèo, cột của mái đình là những điểm nhất của nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc rất tinh tế.Ngôi đình hiện vẫn giữ được 2 chiếc bình cổ có tuổi đời hàng trăm năm. Người dân trong vùng cho hay, 2 chiếc bình này từng bị thất lạc nhiều năm nhưng rồi người ta buộc phải trả về vị trí vốn có của nó.Phía ngoài ngôi đình có 3 tấm bia đá được khắc bằng chữ Nho.Nhưng điều làm nên sự đặc biệt nhất của ngôi đình là khu vực khuôn viên với rất nhiều cây mưng (lộc vừng) cổ thụ. Ngay trước sân đình là gốc mưng khoảng 300 năm tuổi.Gốc mưng này bị rỗng ruột và cụt ngọn song vẫn sống qua bao năm tháng.Trên thân mưng là những mắt, u tạo thành hang hốc lạ mắt.Một dây trầu không sống bám vào thân cây mưng trước sân đình.Bao quanh ngôi đền còn có hàng chục gốc mưng cổ thụ, mang dấu ấn rêu phong qua thời gian.Thân, cành mưng trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của các loại cây tầm gửi.Nhiều gốc mưng có hình thù cổ quái.Loài dây leo sống bám trên những thân cây mưng cổ thụ.Trải qua biết bao biến động, những gốc mưng già cỗi trở thành 'nhân chứng' của các cuộc 'vật đổi sao dời' trên mảnh đất Nam Kim (Nam Đàn).
Đình Giáp Đông được nhân dân lập nên để thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, vị vương hầu đức cao đạo trọng, người có công lớn trong hộ quốc vệ dân, giúp nhân dân xứ Nghệ làm canh nông, cải tạo đất đai phát triển kinh tế.
Uy Minh Vương Lý Nhật Quang cũng được nhân dân xem là Đức Thành Hoàng của làng Thượng Truy.
Trải qua hàng trăm năm với nhiều biến cố nhưng ngôi đình cổ vẫn giữ được nét uy nghi cổ kính như thuở ban đầu. Những đốc mái, đường xà, vì, kèo, cột của đình gồm nhiều đường nét chạm khắc, tinh xảo. Trên các đường hạ, kèo, cột của mái đình là những điểm nhất của nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc rất tinh tế.
Ngôi đình hiện vẫn giữ được 2 chiếc bình cổ có tuổi đời hàng trăm năm. Người dân trong vùng cho hay, 2 chiếc bình này từng bị thất lạc nhiều năm nhưng rồi người ta buộc phải trả về vị trí vốn có của nó.
Phía ngoài ngôi đình có 3 tấm bia đá được khắc bằng chữ Nho.
Nhưng điều làm nên sự đặc biệt nhất của ngôi đình là khu vực khuôn viên với rất nhiều cây mưng (lộc vừng) cổ thụ. Ngay trước sân đình là gốc mưng khoảng 300 năm tuổi.
Gốc mưng này bị rỗng ruột và cụt ngọn song vẫn sống qua bao năm tháng.
Trên thân mưng là những mắt, u tạo thành hang hốc lạ mắt.
Một dây trầu không sống bám vào thân cây mưng trước sân đình.
Bao quanh ngôi đền còn có hàng chục gốc mưng cổ thụ, mang dấu ấn rêu phong qua thời gian.
Thân, cành mưng trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của các loại cây tầm gửi.
Nhiều gốc mưng có hình thù cổ quái.
Loài dây leo sống bám trên những thân cây mưng cổ thụ.
Trải qua biết bao biến động, những gốc mưng già cỗi trở thành 'nhân chứng' của các cuộc 'vật đổi sao dời' trên mảnh đất Nam Kim (Nam Đàn).