Vào thời hiện đại, khi tất cả các thành lũy trên mặt đất đều trở nên lỗi thời trước những phương tiện chiến tranh tối tân thì địa đạo Củ Chi lại làm nên huyền thoại mới, huyền thoại về một pháo đài ngầm “không thể công phá”.Đây là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất, được các chiến sĩ giải phóng xây dựng tại nơi được mệnh danh là "đất thép" nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh.Hệ thống này hình thành từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và mở rộng quy mô trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Tại thời điểm đạt đến quy mô lớn nhất, toàn hệ thống địa đạo Củ Chi có chiều dài khoảng 250 km với 3 tầng sâu khác nhau, chiều sâu từ 3 m đến 12 m. Không khí được đưa xuống địa đạo qua các lỗ thông hơi đặt tại vị trí các bụi cây hoặc ngụy trang như tổ mối.Với hệ thống đường và các phòng chức năng trong lòng đất, địa đạo không chỉ là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, học tập, làm việc, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí...Trên địa đạo còn hình thành các “xã chiến đấu” với rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích.Quân đội Mỹ - Sài Gòn đã liên tục tấn công vào hệ thống địa đạo bằng đủ các phương tiện như bom tấn, bơm nước, hơi ngạt... nhưng do hệ thống địa đạo được thiết kế để có thể cô lập từng phần nên không xảy ra nhiều hư hại.Có thể nói, địa đạo Củ Chi là một kỳ quan quân sự độc đáo của thế giới. Hệ thống địa đạo có tầm vóc sánh ngang với nhiều công trình phòng thủ lưu danh sử Việt, như thành Cổ Loa, phòng tuyến Như Nguyệt, Lũy Thầy...Ngày nay, địa đạo Củ Chi đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 120 km được bảo vệ.Chỉ cần chui xuống một đoạn đường hầm ở Củ Chi, những vị khách đến từ phương xa sẽ hiểu vì sao quân dân Củ Chi có thể đối đầu và giành chiến thắng trước một đạo quân đông đảo, thiện chiến, được trang bị hiện đại, tối tân hơn bội phần...Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.
Vào thời hiện đại, khi tất cả các thành lũy trên mặt đất đều trở nên lỗi thời trước những phương tiện chiến tranh tối tân thì địa đạo Củ Chi lại làm nên huyền thoại mới, huyền thoại về một pháo đài ngầm “không thể công phá”.
Đây là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất, được các chiến sĩ giải phóng xây dựng tại nơi được mệnh danh là "đất thép" nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh.
Hệ thống này hình thành từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và mở rộng quy mô trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tại thời điểm đạt đến quy mô lớn nhất, toàn hệ thống địa đạo Củ Chi có chiều dài khoảng 250 km với 3 tầng sâu khác nhau, chiều sâu từ 3 m đến 12 m. Không khí được đưa xuống địa đạo qua các lỗ thông hơi đặt tại vị trí các bụi cây hoặc ngụy trang như tổ mối.
Với hệ thống đường và các phòng chức năng trong lòng đất, địa đạo không chỉ là nơi trú ẩn mà đã trở thành nơi sinh sống, học tập, làm việc, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí...
Trên địa đạo còn hình thành các “xã chiến đấu” với rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích.
Quân đội Mỹ - Sài Gòn đã liên tục tấn công vào hệ thống địa đạo bằng đủ các phương tiện như bom tấn, bơm nước, hơi ngạt... nhưng do hệ thống địa đạo được thiết kế để có thể cô lập từng phần nên không xảy ra nhiều hư hại.
Có thể nói, địa đạo Củ Chi là một kỳ quan quân sự độc đáo của thế giới. Hệ thống địa đạo có tầm vóc sánh ngang với nhiều công trình phòng thủ lưu danh sử Việt, như thành Cổ Loa, phòng tuyến Như Nguyệt, Lũy Thầy...
Ngày nay, địa đạo Củ Chi đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh với khoảng 120 km được bảo vệ.
Chỉ cần chui xuống một đoạn đường hầm ở Củ Chi, những vị khách đến từ phương xa sẽ hiểu vì sao quân dân Củ Chi có thể đối đầu và giành chiến thắng trước một đạo quân đông đảo, thiện chiến, được trang bị hiện đại, tối tân hơn bội phần...
Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.