Tọa lạc ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội, chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự) là ngôi chùa cổ có vai trò khá đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt nam.Tương truyền ngôi chùa này được khởi lập từ thời nhà Lý. Nơi đây được biết đến như chốn tổ của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam thời xưa.Chùa Hòe Nhai cũng nổi tiếng là nơi xuất thân của hai vị Quốc sư, ba vị Tăng thống và hai vị Pháp chủ - những vị trí lãnh đạo quan trọng nhất trong bộ máy tổ chức của giáo hội Phật giáo. Đây là một điều vô cùng hiếm gặp ở các ngôi chùa Việt Nam.Theo các sử liệu, chùa đã trải qua nhiều lần sửa chữa lớn vào các năm 1699, 1703, 1812, 1894, 1920, 1946, 2010. Phạm vi chùa trước kia khá lớn, sang thời Pháp thuộc bị thu lại như hiện nay.Về tổng thể, chùa được xây dựng theo kiểu chữ “Công” (工) trong khuôn viên 3.000 m2 gồm hai tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian, nhà tổ 7 gian. Phía trước là chính điện, phía sau là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang.Thượng điện của chùa còn giữ được nhiều bức chạm hình tứ linh và các cửa võng sơn son thếp vàng. Hệ thống tượng Phật được bày làm 6 lớp.Theo thống kê, chùa Hòe Nhai có 68 pho tượng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đồng hun, gỗ quý, đất nện, được sơn son thếp vàng, gồm nhiều tượng cổ với tuổi đời hàng trăm năm.Đặc sắc nhất trong đó là bức tượng “Phật ngồi lưng vua”, đặt ở góc phải phía sau của chính điện. Bức tượng thể hiện hình ảnh một vị vua quỳ sát đất, lưng là nơi an tọa của một nhà tu hành tay kết ấn, vẻ mặt từ bi, thoát tục.Có nhiều lý giải khác nhau về nguồn gốc của tác phẩm. Theo tư liệu của chùa Hòe Nhai thì vào thời vua Lê Hy Tông (1663-1716), Phật giáo bị Nho giáo lấn át, vua ban sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, trong đó có thiền sư Tông Diễn.Trước pháp nạn quá nặng nề này, sư Tông Diễn đã tìm cách trở lại kinh thành Thăng Long, nhằm giáo hóa vua Lê Hy Tông. Ngài đã cải trang, vờ dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý nhưng bên trong là một tờ sớ.Nội dung tờ sớ là những lời khuyên giải với mong muốn giúp vua Lê Hy Tông ngộ ra được chân lý của Phật giáo. Cách lý giải có tình, có lý của sư Tông Diễn làm vua Lê Hy Tông bừng tỉnh. Vua đã gặp mặt vị hòa thượng và rút lại sắc lệnh đã ban.Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn tạo hình vua đang phủ phục dưới đất, cõng trên lưng một vị thiền sư đắc đạo. Có thể coi đây là một bức tượng Phật giáo độc nhất vô nhị không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới.Bên cạnh tượng “Phật ngồi trên lưng vua”, chùa Hòe Nhai còn nhiều tượng cổ độc đáo khác như tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh), bộ tượng Dược Sư tam tôn cổ nhất Việt Nam, cùng với một bộ Hoa Nghiêm Tam thánh…Nhờ một văn bia cổ được lưu giữ trong chùa Hòe Nhai, các nhà sử học đã xác định được địa danh Đông Bộ Đầu nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thời nhà Trần chính là bến sông Hồng ở phía Tây ngôi chùa cổ này.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Tọa lạc ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội, chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc tự) là ngôi chùa cổ có vai trò khá đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt nam.
Tương truyền ngôi chùa này được khởi lập từ thời nhà Lý. Nơi đây được biết đến như chốn tổ của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam thời xưa.
Chùa Hòe Nhai cũng nổi tiếng là nơi xuất thân của hai vị Quốc sư, ba vị Tăng thống và hai vị Pháp chủ - những vị trí lãnh đạo quan trọng nhất trong bộ máy tổ chức của giáo hội Phật giáo. Đây là một điều vô cùng hiếm gặp ở các ngôi chùa Việt Nam.
Theo các sử liệu, chùa đã trải qua nhiều lần sửa chữa lớn vào các năm 1699, 1703, 1812, 1894, 1920, 1946, 2010. Phạm vi chùa trước kia khá lớn, sang thời Pháp thuộc bị thu lại như hiện nay.
Về tổng thể, chùa được xây dựng theo kiểu chữ “Công” (工) trong khuôn viên 3.000 m2 gồm hai tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian, nhà tổ 7 gian. Phía trước là chính điện, phía sau là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang.
Thượng điện của chùa còn giữ được nhiều bức chạm hình tứ linh và các cửa võng sơn son thếp vàng. Hệ thống tượng Phật được bày làm 6 lớp.
Theo thống kê, chùa Hòe Nhai có 68 pho tượng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đồng hun, gỗ quý, đất nện, được sơn son thếp vàng, gồm nhiều tượng cổ với tuổi đời hàng trăm năm.
Đặc sắc nhất trong đó là bức tượng “Phật ngồi lưng vua”, đặt ở góc phải phía sau của chính điện. Bức tượng thể hiện hình ảnh một vị vua quỳ sát đất, lưng là nơi an tọa của một nhà tu hành tay kết ấn, vẻ mặt từ bi, thoát tục.
Có nhiều lý giải khác nhau về nguồn gốc của tác phẩm. Theo tư liệu của chùa Hòe Nhai thì vào thời vua Lê Hy Tông (1663-1716), Phật giáo bị Nho giáo lấn át, vua ban sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, trong đó có thiền sư Tông Diễn.
Trước pháp nạn quá nặng nề này, sư Tông Diễn đã tìm cách trở lại kinh thành Thăng Long, nhằm giáo hóa vua Lê Hy Tông. Ngài đã cải trang, vờ dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý nhưng bên trong là một tờ sớ.
Nội dung tờ sớ là những lời khuyên giải với mong muốn giúp vua Lê Hy Tông ngộ ra được chân lý của Phật giáo. Cách lý giải có tình, có lý của sư Tông Diễn làm vua Lê Hy Tông bừng tỉnh. Vua đã gặp mặt vị hòa thượng và rút lại sắc lệnh đã ban.
Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn tạo hình vua đang phủ phục dưới đất, cõng trên lưng một vị thiền sư đắc đạo. Có thể coi đây là một bức tượng Phật giáo độc nhất vô nhị không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới.
Bên cạnh tượng “Phật ngồi trên lưng vua”, chùa Hòe Nhai còn nhiều tượng cổ độc đáo khác như tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh), bộ tượng Dược Sư tam tôn cổ nhất Việt Nam, cùng với một bộ Hoa Nghiêm Tam thánh…
Nhờ một văn bia cổ được lưu giữ trong chùa Hòe Nhai, các nhà sử học đã xác định được địa danh Đông Bộ Đầu nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thời nhà Trần chính là bến sông Hồng ở phía Tây ngôi chùa cổ này.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.