Nằm ở huyện Cần Giờ, TP HCM, rừng Sác là tên của một vùng rừng ngập mặn rộng lớn, từng là một chốn "rừng thiêng nước độc" của vùng đất Nam Bộ xưa.Trong hàng thế kỷ, khu rừng này hầu như không có dân cư sinh sống. Sự hiện diện của con người tại đây chỉ giới hạn ở ghe thuyền vãng lai của các cư dân "ba chìm bảy nổi" theo dòng thủy triều.Đến thế kỷ 20, tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, rừng Sác đã trở thành một căn cứ địa quan trọng với chiến cục ở miền Nam Việt Nam.Thời kháng chiến chống Mỹ, chiến khu Rừng Sác có vị trí mang tính chiến lược vì nằm sát biển, gần Sài Gòn - căn cứ đầu não của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, lại có địa hình hiểm yếu với rừng rậm bạt ngàn, sông rạch chằng chịt.Để hủy diệt chiến khu này, quân đội Mỹ đã thả xuống rừng Sác hơn 4 triệu lít chất hóa học, 2 triệu tấn bom đạn khiến cho cây cối chết trơ trụi, cả khu rừng trở nên hoang tàn. Bởi vậy mà nơi đây được gọi là “vùng đất chết”.Trong tình cảnh đó, lưc lượng đặc công thủy của ta bám trụ lại tiếp tục chiến đấu, tạo nên danh tiếng huyền thoại của đặc công Rừng Sác.Ngoài bom đạn của kẻ thù, các chiến sĩ bộ đội đặc công còn phải đối mặt với đói khát, bệnh tật, và đặc biệt là "hung thần" của khu rừng là loài cá sấu.Khó khăn, gian khổ là vậy nhưng những chiến sĩ đặc công Rừng Sác vẫn chiến đấu đến cùng, người này ngã xuống người khác tiếp tục tiến bước, trở thành nỗi khiếp sợ của đối phương.Sau khi chiến tranh kết thúc, từ một vùng đất chết, rừng Sác đã hồi sinh mạnh mẽ. Năm 1979, chiến dịch trồng rừng được phát động ở huyện Cần Giờ. Sau vài thập niên, hàng chục nghìn ha rừng đã phủ xanh những khu vực từng bị tàn phá.Ngày nay rừng Sác là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực vật đa dạng, trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) cùng nhiều loài chim, cò, động vật thủy sinh.Ngày 21/1/2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, với tên gọi chính thức là Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.Công cuộc khôi phục, phát triển cũng như bảo vệ khu rừng này ghi nhận sự đóng góp rất lớn của lực lượng thanh niên xung phong TP. HCM và nhân dân Cần Giờ.Từ một chốn "thâm sơn cùng cốc" không ai lui tới, giờ đây rừng Sác đã trở thành một trung tâm du lịch sinh thái với các hoạt động trải nghiệm đa dạng, là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước ở TP. HCM.Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.
Nằm ở huyện Cần Giờ, TP HCM, rừng Sác là tên của một vùng rừng ngập mặn rộng lớn, từng là một chốn "rừng thiêng nước độc" của vùng đất Nam Bộ xưa.
Trong hàng thế kỷ, khu rừng này hầu như không có dân cư sinh sống. Sự hiện diện của con người tại đây chỉ giới hạn ở ghe thuyền vãng lai của các cư dân "ba chìm bảy nổi" theo dòng thủy triều.
Đến thế kỷ 20, tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, rừng Sác đã trở thành một căn cứ địa quan trọng với chiến cục ở miền Nam Việt Nam.
Thời kháng chiến chống Mỹ, chiến khu Rừng Sác có vị trí mang tính chiến lược vì nằm sát biển, gần Sài Gòn - căn cứ đầu não của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, lại có địa hình hiểm yếu với rừng rậm bạt ngàn, sông rạch chằng chịt.
Để hủy diệt chiến khu này, quân đội Mỹ đã thả xuống rừng Sác hơn 4 triệu lít chất hóa học, 2 triệu tấn bom đạn khiến cho cây cối chết trơ trụi, cả khu rừng trở nên hoang tàn. Bởi vậy mà nơi đây được gọi là “vùng đất chết”.
Trong tình cảnh đó, lưc lượng đặc công thủy của ta bám trụ lại tiếp tục chiến đấu, tạo nên danh tiếng huyền thoại của đặc công Rừng Sác.
Ngoài bom đạn của kẻ thù, các chiến sĩ bộ đội đặc công còn phải đối mặt với đói khát, bệnh tật, và đặc biệt là "hung thần" của khu rừng là loài cá sấu.
Khó khăn, gian khổ là vậy nhưng những chiến sĩ đặc công Rừng Sác vẫn chiến đấu đến cùng, người này ngã xuống người khác tiếp tục tiến bước, trở thành nỗi khiếp sợ của đối phương.
Sau khi chiến tranh kết thúc, từ một vùng đất chết, rừng Sác đã hồi sinh mạnh mẽ. Năm 1979, chiến dịch trồng rừng được phát động ở huyện Cần Giờ. Sau vài thập niên, hàng chục nghìn ha rừng đã phủ xanh những khu vực từng bị tàn phá.
Ngày nay rừng Sác là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực vật đa dạng, trong số đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) cùng nhiều loài chim, cò, động vật thủy sinh.
Ngày 21/1/2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển - MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, với tên gọi chính thức là Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Công cuộc khôi phục, phát triển cũng như bảo vệ khu rừng này ghi nhận sự đóng góp rất lớn của lực lượng thanh niên xung phong TP. HCM và nhân dân Cần Giờ.
Từ một chốn "thâm sơn cùng cốc" không ai lui tới, giờ đây rừng Sác đã trở thành một trung tâm du lịch sinh thái với các hoạt động trải nghiệm đa dạng, là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước ở TP. HCM.
Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.