Thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) là nơi hơn 60 năm trước diễn ra trận đánh chấn động địa cầu giữa lực lượng Việt Minh với quân đội Pháp. Ảnh: Hầm tướng de Castries ở trung tâm cứ điểm Điện Biên Phủ bị Việt Minh chiếm ngày 7/5/1954, đánh dấu chiến thắng Điện Biên Phủ.Sau chiến dịch kéo dài 54 ngày đêm, Điện Biên Phủ trở thành một vùng đất bị bom đạn cày xới, rất ít cư dân sinh sống, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh gần như không có gì... Ảnh: Cầu Mường Thanh, cây cầu chiến lược ở cứ điểm Điện Biên Phủ, nay là công trình giao thông của thành phố.Bắt đầu từ năm 1958, một nông trường quân đội được xây dựng ở Điện Biên Phủ, kéo theo di dân từ đồng bằng Bắc Bộ. Từ vùng đất hoang tàn, Điện Biên Phủ dần chuyển mình thành một thị trấn nông trường. Ảnh: Trên đồi A1, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt nhất Chiến dịch Điện Biên Phủ.Với sự phát triển nhanh chóng, Điện Biên Phủ được nâng cấp thành thị trấn huyện lỵ của huyện cùng tên thuộc tỉnh Lai Châu. Từ ngày 18/4/1992, Điện Biên Phủ trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu. Ảnh: Một góc chợ Điện Biên Phủ.Tháng 10/2003, Điện Biên Phủ trở thành một thành phố. Tháng 11 cùng năm, tỉnh Lai Châu tách ra thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Sau khi tách tỉnh, thành phố Điện Biên Phủ trở thành tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên. Ảnh: Thành phố Điện Biên Phủ nhìn từ đồi D1, một cứ điểm của trận chiến năm xưa.Như vậy, trong chưa đầy 50 năm, Điện Biên Phủ đã chuyển mình từ chốn bình địa thành một thành phố hiện đại. Đây là một quá trình mang tính biểu tượng cho sức sống của đất và người Điện Biên. Ảnh: Thành phố Điện Biên Phủ nhìn từ đồi D1.Hiện tại, Điện Biên Phủ là một trong những trung tâm thương mại quan trọng hàng đầu khu vực Tây Bắc, đồng thời là một thành phố du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước với quần thể di tích của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tượng đài Chiến thắng trên đồi D1.Các điểm đến chính của thành phố Điện Biên Phủ là đồi A1, đồi D1, đồi Him Lam, hầm tướng de Castries, nghĩa trang Liệt sĩ Điện Biên Phủ, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ... Ảnh: Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ nằm ở trung tâm thành phố.Ngoài ra, du khách còn có thể thăm chỉ huy sở Mường Phăng, các bản làng lân cận, khám phá bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em ở mảnh đất Điện Biên. Ảnh: Bản Suối Lư ở huyện Điện Biên Đông, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 40km.Trong những năm gần đây, hành trình đến với Điện Biên Phủ đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Du khách có thể đi từ Hà Nội đến Điện Biên Phủ bằng xe khách chất lượng cao với hành trình khoảng 10 tiếng đồng hồ, hoặc bay tới Điện Biên Phủ bằng các chuyến bay hàng ngày của Vietnam Airlines.Với các "phượt thủ", một hành trình bằng xe máy từ Hà Nội tới Điện Biên Phủ là lựa chọn lý tưởng với những cung đường mang cảnh sắc tuyệt vời của núi rừng Tây Bắc.
Thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) là nơi hơn 60 năm trước diễn ra trận đánh chấn động địa cầu giữa lực lượng Việt Minh với quân đội Pháp. Ảnh: Hầm tướng de Castries ở trung tâm cứ điểm Điện Biên Phủ bị Việt Minh chiếm ngày 7/5/1954, đánh dấu chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sau chiến dịch kéo dài 54 ngày đêm, Điện Biên Phủ trở thành một vùng đất bị bom đạn cày xới, rất ít cư dân sinh sống, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh gần như không có gì... Ảnh: Cầu Mường Thanh, cây cầu chiến lược ở cứ điểm Điện Biên Phủ, nay là công trình giao thông của thành phố.
Bắt đầu từ năm 1958, một nông trường quân đội được xây dựng ở Điện Biên Phủ, kéo theo di dân từ đồng bằng Bắc Bộ. Từ vùng đất hoang tàn, Điện Biên Phủ dần chuyển mình thành một thị trấn nông trường. Ảnh: Trên đồi A1, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt nhất Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Với sự phát triển nhanh chóng, Điện Biên Phủ được nâng cấp thành thị trấn huyện lỵ của huyện cùng tên thuộc tỉnh Lai Châu. Từ ngày 18/4/1992, Điện Biên Phủ trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu. Ảnh: Một góc chợ Điện Biên Phủ.
Tháng 10/2003, Điện Biên Phủ trở thành một thành phố. Tháng 11 cùng năm, tỉnh Lai Châu tách ra thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Sau khi tách tỉnh, thành phố Điện Biên Phủ trở thành tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên. Ảnh: Thành phố Điện Biên Phủ nhìn từ đồi D1, một cứ điểm của trận chiến năm xưa.
Như vậy, trong chưa đầy 50 năm, Điện Biên Phủ đã chuyển mình từ chốn bình địa thành một thành phố hiện đại. Đây là một quá trình mang tính biểu tượng cho sức sống của đất và người Điện Biên. Ảnh: Thành phố Điện Biên Phủ nhìn từ đồi D1.
Hiện tại, Điện Biên Phủ là một trong những trung tâm thương mại quan trọng hàng đầu khu vực Tây Bắc, đồng thời là một thành phố du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước với quần thể di tích của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tượng đài Chiến thắng trên đồi D1.
Các điểm đến chính của thành phố Điện Biên Phủ là đồi A1, đồi D1, đồi Him Lam, hầm tướng de Castries, nghĩa trang Liệt sĩ Điện Biên Phủ, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ... Ảnh: Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ nằm ở trung tâm thành phố.
Ngoài ra, du khách còn có thể thăm chỉ huy sở Mường Phăng, các bản làng lân cận, khám phá bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc anh em ở mảnh đất Điện Biên. Ảnh: Bản Suối Lư ở huyện Điện Biên Đông, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 40km.
Trong những năm gần đây, hành trình đến với Điện Biên Phủ đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Du khách có thể đi từ Hà Nội đến Điện Biên Phủ bằng xe khách chất lượng cao với hành trình khoảng 10 tiếng đồng hồ, hoặc bay tới Điện Biên Phủ bằng các chuyến bay hàng ngày của Vietnam Airlines.
Với các "phượt thủ", một hành trình bằng xe máy từ Hà Nội tới Điện Biên Phủ là lựa chọn lý tưởng với những cung đường mang cảnh sắc tuyệt vời của núi rừng Tây Bắc.