Vào năm 1970, di chỉ thành Dền với diện tích khoảng 2,5 ha nằm ở xã Tân Lập, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, được phát hiện. Đây được coi là một trong những phát hiện quan trọng của giới khảo cổ Việt Nam.Theo các chuyên gia, Thành Dền còn gọi là thành Cự Triền, hay thành Trại, thành Cờ cách thành Hạ Lôi 8 km. Tương truyền, Thành Dền từng là doanh trại của bà Trưng Nhị.Trong lần phát hiện này, các chuyên gia khai quật được nhiều cổ vật giá trị bao gồm: đồ đá, đồ đồng và đồ gốm,…Đặc biệt, nơi đây còn tìm được nhiều khuôn đúc và hàng trăm cục sỉ đồng.Vào năm 1983, Chuyên ban khảo cổ, Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã đào thám sát 2m2 và khai quật 50m2 tại khu vực khảo cổ di chỉ thành Dền.Khi ấy, nhiều công cụ, đồ trang sức bằng đá, nhiều đồ đồng (rìu chữ nhật, rìu xoè cân, rìu lưỡi hơi lệch, giáo thân hình lá có họng tra cán, mũi tên cánh én, lưỡi câu có ngạnh), dụng cụ đúc đồng, đồ gốm, đồ đan bằng tre nứa… được phát hiện.Đến năm 1984, di tích Thành Dền được các chuyên gia tiến hành khai quật lần thứ 2 trên diện tích 62 m2. Từ ngày 10 - 30/5/2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành khai quật diện tích 20 m2 tại di chỉ Thành Dền.Kết quả các cuộc khai quật tại di tích Thành Dền trong thời gian qua là các chuyên gia tìm thấy nhiều đồ đá, đồ đồng cùng với những dụng cụ đúc đồng. Đặc biệt, giới khảo cổ phát hiện một ngôi mộ táng nằm trong tầng văn hóa được xác định là chủ nhân cư dân văn hóa Đồng Đậu.Những điều này cho thấy Thành Dền là trung tâm luyện kim lớn nhất ở Bắc Bộ (thời kỳ đồng thau) được phát hiện cho đến nay.Với số lượng lớn các hiện vật được tìm thấy trong thời gian qua, các nhà nghiên cứu nhận định di chỉ Thành Dền có độ dày tầng văn hóa trên dưới 1m, có nhiều yếu tố mang tính chất chuyển tiếp từ văn hóa Phùng Nguyên lên văn hóa Đồng Đậu và từ văn hóa Đồng Đậu lên văn hóa Gò Mun.Thêm nữa, di chỉ Thành Dền không chỉ là nơi sinh sống mà còn là nơi chôn cất người quá cố của cư dân văn hóa Đồng Đậu. Mời độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC10.
Vào năm 1970, di chỉ thành Dền với diện tích khoảng 2,5 ha nằm ở xã Tân Lập, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, được phát hiện. Đây được coi là một trong những phát hiện quan trọng của giới khảo cổ Việt Nam.
Theo các chuyên gia, Thành Dền còn gọi là thành Cự Triền, hay thành Trại, thành Cờ cách thành Hạ Lôi 8 km. Tương truyền, Thành Dền từng là doanh trại của bà Trưng Nhị.
Trong lần phát hiện này, các chuyên gia khai quật được nhiều cổ vật giá trị bao gồm: đồ đá, đồ đồng và đồ gốm,…Đặc biệt, nơi đây còn tìm được nhiều khuôn đúc và hàng trăm cục sỉ đồng.
Vào năm 1983, Chuyên ban khảo cổ, Khoa Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã đào thám sát 2m2 và khai quật 50m2 tại khu vực khảo cổ di chỉ thành Dền.
Khi ấy, nhiều công cụ, đồ trang sức bằng đá, nhiều đồ đồng (rìu chữ nhật, rìu xoè cân, rìu lưỡi hơi lệch, giáo thân hình lá có họng tra cán, mũi tên cánh én, lưỡi câu có ngạnh), dụng cụ đúc đồng, đồ gốm, đồ đan bằng tre nứa… được phát hiện.
Đến năm 1984, di tích Thành Dền được các chuyên gia tiến hành khai quật lần thứ 2 trên diện tích 62 m2. Từ ngày 10 - 30/5/2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành khai quật diện tích 20 m2 tại di chỉ Thành Dền.
Kết quả các cuộc khai quật tại di tích Thành Dền trong thời gian qua là các chuyên gia tìm thấy nhiều đồ đá, đồ đồng cùng với những dụng cụ đúc đồng. Đặc biệt, giới khảo cổ phát hiện một ngôi mộ táng nằm trong tầng văn hóa được xác định là chủ nhân cư dân văn hóa Đồng Đậu.
Những điều này cho thấy Thành Dền là trung tâm luyện kim lớn nhất ở Bắc Bộ (thời kỳ đồng thau) được phát hiện cho đến nay.
Với số lượng lớn các hiện vật được tìm thấy trong thời gian qua, các nhà nghiên cứu nhận định di chỉ Thành Dền có độ dày tầng văn hóa trên dưới 1m, có nhiều yếu tố mang tính chất chuyển tiếp từ văn hóa Phùng Nguyên lên văn hóa Đồng Đậu và từ văn hóa Đồng Đậu lên văn hóa Gò Mun.
Thêm nữa, di chỉ Thành Dền không chỉ là nơi sinh sống mà còn là nơi chôn cất người quá cố của cư dân văn hóa Đồng Đậu.
Mời độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC10.