Mỗi vùng miền đều có nét đặc trưng riêng và ở vùng đất Hải Dương cũng vậy. Hễ ai nhắc đến cây rễ là biết ngay đó là đặc trưng của con người và vùng đất Chí Linh “địa linh nhân kiệt”. Vẻ đẹp thơ mộng của cánh đồng rễ nơi đây khiến ai một lần được đặt chân tới cũng đều xuýt xoa, thích thú.Khu cánh đồng rễ Côn Sơn, nằm ở phía nam khu di tích Côn Sơn, thuộc khu dân cư Tiên Sơn, phường Cộng Hoà, TP Chí Linh, Hải Dương rộng chừng 20 ha, trải dài từ dưới chân dãy núi Kỳ Lân xen kẽ trong tán rừng thông kéo ra đến gần quốc lộ 37.Theo tìm hiểu, cây rễ còn có tên khác là cây thanh hao hay Kim Sa Tùng, với cành nhỏ vươn dài, lá hình cánh kim, khi thu hoạch dùng làm chổi, rễ quét nhà.Bãi rễ ở Côn Sơn gắn liền với truyền thuyết "Ông trồng thông, bà cấy rễ". Chuyện xưa kể lại, cụ Quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, sau khi về trí sĩ ở vùng Côn Sơn-Kiếp Bạc. Ngày ngày cụ ông trồng thông trên núi Côn Sơn, còn cụ bà cấy cây rễ phủ khắp vùng đất hoang sơ dưới chân núi.Trải qua thời gian hàng trăm năm, rừng thông, cánh đồng cây rễ phát triển đã tạo cho Côn Sơn có một cảnh sắc nên thơ tuyệt đẹp.Đến mùa thu hoạch, cây rễ được người nông dân cắt ngả như cắt lúa, bó thành gánh rồi gánh về nhà phơi khô. Khi rễ đã khô, phần lá sẽ được đập bỏ, phần thân còn lại có thể bán làm chổi. Cây rễ mỗi năm cho thu hoạch một lần, sau đó tái chăm sóc đến tháng 11 năm sau lại thu hoạch. Mùa đẹp nhất để chụp ảnh là khi cây rễ sắp vào độ thu hoạch.Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Khiêm (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh) - người dân đang thầu một cánh đồng cây rễ rộng 3ha trong tổng cộng 15ha rễ ở Côn Sơn cho biết, điểm khác biệt với khu cánh đồng cây rễ bên ngoài là khu đồng rễ của gia đình ông nằm xen với rừng tạo nên cảnh sắc vô cùng lãng mạn, nên thơ. Vì vậy, từ năm 2013 đến nay khu đồng cây rễ của gia đình ông Khiêm thu hút rất đông du khách đến tham quan và chụp ảnh vào dịp cuối tuần.Ông Khiêm cho biết thêm, thời điểm cánh đồng rễ đẹp nhất vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi trời vào thu có nắng vàng, cây cũng đã cao vừa độ, xanh tốt, sắp được thu hoạch. Những năm trước, khi khách đến còn ít, ông Khiêm không thu phí. Gần đây, du khách đến chụp ảnh đông phần nào gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, tình trạng vứt rác bừa bãi, bẻ cây rễ xảy ra nên ông có thu phí để có kinh phí cho việc dọn dẹp rác, trồng mới cây rễ những chỗ du khách đứng chụp ảnh giẫm chết cây. Mức thu phí phụ thuộc vào lượng khách, đối với khách đi lẻ, ít người ông thu 25.000 – 30.000 đồng/khách.Khung cảnh thơ mộng của cánh đồng bãi rễ luôn thu hút nhiều bạn trẻ tới chụp ảnh, các cặp đôi tìm đến để thực hiện những bộ ảnh cưới lãng mạn.Nhiều người còn tìm đến đây để tổ chức các buổi dã ngoại, picnic vì khung cảnh đẹp, không khí trong lành mát mẻ.Du khách tên Nguyễn Phượng (tỉnh Thái Nguyên) cho biết, cánh đồng cây rễ tuy không có nhiều dịch vụ nhưng không khí mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ rất đẹp. Chỗ chị sinh sống cũng có cây này nhưng phần lớn là tự mọc rải rác trên núi, chị không nghĩ là khi được trồng thành cả một cánh đồng thì lại đẹp đến vậy.Đôi bạn trẻ chụp hình bên cánh đồng cây rễ ở Côn Sơn, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương.Đôi uyên ương chụp ảnh cưới giữa cánh đồng cây rễ lãng mạn, nên thơ.Nhiều du khách cho biết, cây rễ có mùi hương thơm rất đặc trưng, hòa quyện vào trong gió. Cảnh đẹp xanh mướt của bãi rễ bao quanh là rừng thông, xa xa là những dãy núi tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp mắt.Với cảnh quan tươi đẹp, những năm gần đây khu bãi rễ Côn Sơn trở thành một điểm du lịch sinh thái, tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh rất thú vị. Mỗi năm, cánh đồng rễ đã thu hút hàng chục nghìn lượt du khách khắp nơi về đây chụp ảnh, trải nghiệm. Nhận ra được lợi thế này, một số hộ dân cũng đã tận dụng cánh đồng rễ để làm “phim trường” để các bạn trẻ đến quay phim, chụp ảnh cưới, ảnh kỷ niệm…
Mỗi vùng miền đều có nét đặc trưng riêng và ở vùng đất Hải Dương cũng vậy. Hễ ai nhắc đến cây rễ là biết ngay đó là đặc trưng của con người và vùng đất Chí Linh “địa linh nhân kiệt”. Vẻ đẹp thơ mộng của cánh đồng rễ nơi đây khiến ai một lần được đặt chân tới cũng đều xuýt xoa, thích thú.
Khu cánh đồng rễ Côn Sơn, nằm ở phía nam khu di tích Côn Sơn, thuộc khu dân cư Tiên Sơn, phường Cộng Hoà, TP Chí Linh, Hải Dương rộng chừng 20 ha, trải dài từ dưới chân dãy núi Kỳ Lân xen kẽ trong tán rừng thông kéo ra đến gần quốc lộ 37.
Theo tìm hiểu, cây rễ còn có tên khác là cây thanh hao hay Kim Sa Tùng, với cành nhỏ vươn dài, lá hình cánh kim, khi thu hoạch dùng làm chổi, rễ quét nhà.
Bãi rễ ở Côn Sơn gắn liền với truyền thuyết "Ông trồng thông, bà cấy rễ". Chuyện xưa kể lại, cụ Quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, sau khi về trí sĩ ở vùng Côn Sơn-Kiếp Bạc. Ngày ngày cụ ông trồng thông trên núi Côn Sơn, còn cụ bà cấy cây rễ phủ khắp vùng đất hoang sơ dưới chân núi.
Trải qua thời gian hàng trăm năm, rừng thông, cánh đồng cây rễ phát triển đã tạo cho Côn Sơn có một cảnh sắc nên thơ tuyệt đẹp.
Đến mùa thu hoạch, cây rễ được người nông dân cắt ngả như cắt lúa, bó thành gánh rồi gánh về nhà phơi khô. Khi rễ đã khô, phần lá sẽ được đập bỏ, phần thân còn lại có thể bán làm chổi. Cây rễ mỗi năm cho thu hoạch một lần, sau đó tái chăm sóc đến tháng 11 năm sau lại thu hoạch. Mùa đẹp nhất để chụp ảnh là khi cây rễ sắp vào độ thu hoạch.
Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Văn Khiêm (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh) - người dân đang thầu một cánh đồng cây rễ rộng 3ha trong tổng cộng 15ha rễ ở Côn Sơn cho biết, điểm khác biệt với khu cánh đồng cây rễ bên ngoài là khu đồng rễ của gia đình ông nằm xen với rừng tạo nên cảnh sắc vô cùng lãng mạn, nên thơ. Vì vậy, từ năm 2013 đến nay khu đồng cây rễ của gia đình ông Khiêm thu hút rất đông du khách đến tham quan và chụp ảnh vào dịp cuối tuần.
Ông Khiêm cho biết thêm, thời điểm cánh đồng rễ đẹp nhất vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi trời vào thu có nắng vàng, cây cũng đã cao vừa độ, xanh tốt, sắp được thu hoạch. Những năm trước, khi khách đến còn ít, ông Khiêm không thu phí. Gần đây, du khách đến chụp ảnh đông phần nào gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, tình trạng vứt rác bừa bãi, bẻ cây rễ xảy ra nên ông có thu phí để có kinh phí cho việc dọn dẹp rác, trồng mới cây rễ những chỗ du khách đứng chụp ảnh giẫm chết cây. Mức thu phí phụ thuộc vào lượng khách, đối với khách đi lẻ, ít người ông thu 25.000 – 30.000 đồng/khách.
Khung cảnh thơ mộng của cánh đồng bãi rễ luôn thu hút nhiều bạn trẻ tới chụp ảnh, các cặp đôi tìm đến để thực hiện những bộ ảnh cưới lãng mạn.
Nhiều người còn tìm đến đây để tổ chức các buổi dã ngoại, picnic vì khung cảnh đẹp, không khí trong lành mát mẻ.
Du khách tên Nguyễn Phượng (tỉnh Thái Nguyên) cho biết, cánh đồng cây rễ tuy không có nhiều dịch vụ nhưng không khí mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ rất đẹp. Chỗ chị sinh sống cũng có cây này nhưng phần lớn là tự mọc rải rác trên núi, chị không nghĩ là khi được trồng thành cả một cánh đồng thì lại đẹp đến vậy.
Đôi bạn trẻ chụp hình bên cánh đồng cây rễ ở Côn Sơn, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đôi uyên ương chụp ảnh cưới giữa cánh đồng cây rễ lãng mạn, nên thơ.
Nhiều du khách cho biết, cây rễ có mùi hương thơm rất đặc trưng, hòa quyện vào trong gió. Cảnh đẹp xanh mướt của bãi rễ bao quanh là rừng thông, xa xa là những dãy núi tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp mắt.
Với cảnh quan tươi đẹp, những năm gần đây khu bãi rễ Côn Sơn trở thành một điểm du lịch sinh thái, tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh rất thú vị. Mỗi năm, cánh đồng rễ đã thu hút hàng chục nghìn lượt du khách khắp nơi về đây chụp ảnh, trải nghiệm. Nhận ra được lợi thế này, một số hộ dân cũng đã tận dụng cánh đồng rễ để làm “phim trường” để các bạn trẻ đến quay phim, chụp ảnh cưới, ảnh kỷ niệm…