Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng lớn đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhiều giải pháp được các nước đưa ra, trong đó có việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng.Trong khi khẩu trang trở thành vật dụng không thể thiếu của người châu Á trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng thì ở các nước phương Tây lại ngược lại.Cụ thể, nhiều nước phương Tây, trong đó có Mỹ, khẩu trang không trở thành vật dụng không thể thiếu của người dân mỗi khi xuất hiện tại các nơi công cộng tập trung đông người như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...Tại các quốc gia này, không có nhiều người đeo khẩu trang. Thêm nữa, việc đeo khẩu trang cũng không được giới chức trách nhiều nước phương Tây khuyến khích.Điển hình là việc tại Mỹ, một người khỏe mạnh đeo khẩu trang lại là một hành vi khó chấp nhận.Chính vì vậy, một số người ở các nước phương Tây như Mỹ đeo khẩu trang để phòng tránh dịch Covid-19 thường bị những người xung quanh kỳ thị, thậm chí là bị chế nhạo, hiểu lầm là người nhiễm virus corona chủng mới.Cheryl Man, sinh viên 20 tuổi người Trung Quốc, ở New York, Mỹ đã trải qua tình huống trên. Theo lời kể của Cheryl Man, khi đi tàu điện ngầm, cô là người duy nhất đeo khẩu trang. Những người xung quanh khi nhìn thấy Cheryl Man đeo khẩu trang đã nhìn cô bằng đôi mắt ái ngại.Không những vậy, khi đi trên đường, cô bị một nhóm thanh thiếu niên chế nhạo và ho trực tiếp vào người cô. Ngay cả đồng nghiệp của Cheryl Man cũng không đeo khẩu trang và hỏi cô có phải đang bị bệnh hay không.Không chỉ Mỹ, rất ít người dân ở Đức đeo khẩu trang khi ở các địa điểm công cộng vì họ cho rằng việc đeo khẩu trang chỉ cần thiết khi bản thân bị bệnh để tránh lây truyền cho người khác.Theo đó, một số người đeo khẩu trang tại Đức thường bị những người xung quanh nhìn bằng ánh mắt soi mói, kỳ thị. Thậm chí, có trường hợp đeo khẩu trang còn bị người khác ném bật lửa vào người.
video: Hàng loạt quán hàng đóng cửa sau nghị định 100 và dịch Covid-19 (nguồn: VTC14)
Dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng lớn đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhiều giải pháp được các nước đưa ra, trong đó có việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng.
Trong khi khẩu trang trở thành vật dụng không thể thiếu của người châu Á trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng thì ở các nước phương Tây lại ngược lại.
Cụ thể, nhiều nước phương Tây, trong đó có Mỹ, khẩu trang không trở thành vật dụng không thể thiếu của người dân mỗi khi xuất hiện tại các nơi công cộng tập trung đông người như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...
Tại các quốc gia này, không có nhiều người đeo khẩu trang. Thêm nữa, việc đeo khẩu trang cũng không được giới chức trách nhiều nước phương Tây khuyến khích.
Điển hình là việc tại Mỹ, một người khỏe mạnh đeo khẩu trang lại là một hành vi khó chấp nhận.
Chính vì vậy, một số người ở các nước phương Tây như Mỹ đeo khẩu trang để phòng tránh dịch Covid-19 thường bị những người xung quanh kỳ thị, thậm chí là bị chế nhạo, hiểu lầm là người nhiễm virus corona chủng mới.
Cheryl Man, sinh viên 20 tuổi người Trung Quốc, ở New York, Mỹ đã trải qua tình huống trên. Theo lời kể của Cheryl Man, khi đi tàu điện ngầm, cô là người duy nhất đeo khẩu trang. Những người xung quanh khi nhìn thấy Cheryl Man đeo khẩu trang đã nhìn cô bằng đôi mắt ái ngại.
Không những vậy, khi đi trên đường, cô bị một nhóm thanh thiếu niên chế nhạo và ho trực tiếp vào người cô. Ngay cả đồng nghiệp của Cheryl Man cũng không đeo khẩu trang và hỏi cô có phải đang bị bệnh hay không.
Không chỉ Mỹ, rất ít người dân ở Đức đeo khẩu trang khi ở các địa điểm công cộng vì họ cho rằng việc đeo khẩu trang chỉ cần thiết khi bản thân bị bệnh để tránh lây truyền cho người khác.
Theo đó, một số người đeo khẩu trang tại Đức thường bị những người xung quanh nhìn bằng ánh mắt soi mói, kỳ thị. Thậm chí, có trường hợp đeo khẩu trang còn bị người khác ném bật lửa vào người.
video: Hàng loạt quán hàng đóng cửa sau nghị định 100 và dịch Covid-19 (nguồn: VTC14)