Đảo Tiburon là đảo lớn nhất của Mexico, có khí hậu nóng và đất đai cằn cỗi. Đây là nơi sinh sống của bộ tộc thổ dân Seri. Tiburon la nơi có trữ lượng vàng lớn, hấp dẫn dân khai thác đến từ Mỹ và Mexico. Đây cũng là hòn đảo bí ẩn gắn liền với câu chuyện rùng rợn, khó lý giải.Một đoàn thám hiểm của Mỹ do Tom Grindell dẫn đầu lần đầu thực hiện chuyến đi tới hòn đảo này năm 1903 với mục đích thăm dò khai thác. Tuy nhiên, toàn bộ đoàn thám hiểm vĩnh viễn không trở về.Về sau, anh trai của Grindell là Edward cùng một số người khác có chuyến đi đến đảo Tiburon để tìm hiểu bí ẩn số phận những người thuộc đoàn thám hiểm trước. Khi đến nơi, họ chỉ thấy một số vật dụng của đoàn còn sót lại và nghe được thông tin rằng toàn bộ đoàn thám hiểm trước bị giết hại.Cho đến nay, lời đồn bộ tộc Seri ăn thịt người vẫn còn truyền lại khiến nhiều người rùng mình.Năm 1942, chính phủ Anh muốn thử nghiệm vi khuẩn bệnh than để biến nó thành vũ khí sinh học trong cuộc chiến chống phe phát xít (gồm Đức, Italy, Nhật). Họ cần một nơi để thực hiện các thử nghiệm. Vì thế, Anh chọn Gruinard - hòn đảo chỉ cách bờ biển Scotland khoảng vài trăm mét.Theo đó, họ đưa khoảng 60 con cừu lên đảo rồi ném một quả bom chứa vi khuẩn bệnh than về phía chúng khiến toàn bộ chết. Trong thời gian từ năm 1942 - 1943, Anh ném nhiều quả bom khác lên đảo Gruinard.Năm 1945, chủ nhân của Gruinard muốn trở lại đảo này nhưng chính phủ Anh tuyên bố nó không còn là nơi phù hợp để con người và động vật cư trú. Chính phủ khẳng định chủ nhân của đảo, hoặc những người thừa kế tài sản của ông, sẽ có quyền mua lại hòn đảo với giá 500 bảng Anh sau khi quá trình khử vi khuẩn bệnh than trên đảo kết thúc. Kể từ đây, nhiều vấn đề khác đã phát sinh.Cụ thể, những tử thi nhiễm bệnh than trôi dạt vào bờ biển Scotland và truyền bệnh sang động vật. Tuy nhiên, chính phủ Anh không hề cung cấp thông tin về tình trạng ô nhiễm vi khuẩn bệnh than trên đảo Gruinard. Do vậy, chính quyền Anh tiến hành khử vi khuẩn bằng cách phun hỗn hợp gồm nước và fomaldehyde. Sau khi quá trình trên hoàn thành, một số người nảy ra ý tưởng biến đảo Gruinard thành bãi chứa chất thải hạt nhân.Đảo San Servolo nằm gần bờ biển Italy. Ngày nay, một bảo tàng trên đảo giúp mọi người ta hiểu hơn về lịch sử đau thương ở nơi đây. Cụ thể, bảo tàng này từng là một bệnh viện mà người ta thành lập vào thế kỷ 18 để điều trị cho binh sĩ bị thương.Trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 19, nơi đây trở thành một bệnh viện tâm thần. Những phương pháp điều trị ở bệnh viện tâm thần trên hết sức điên rồ như cách ly bệnh nhân tâm thần và để họ rơi vào trạng thái tuyệt vọng hoàn toàn.Theo tiêu chuẩn điều trị bệnh ngày nay, những biện pháp như trên được đánh giá là vô nhân tính. Ngày nay, khi đến bảo tàng trên đảo San Servolo, khách tham quan sẽ thấy những dụng cụ dành cho việc khống chế bệnh nhân như xích, còng.Thậm chí, các bác sĩ thời xưa còn áp dụng phương pháp sốc điện hay đối thoại cởi mở giữa bệnh nhân và bác sĩ.
Đảo Tiburon là đảo lớn nhất của Mexico, có khí hậu nóng và đất đai cằn cỗi. Đây là nơi sinh sống của bộ tộc thổ dân Seri. Tiburon la nơi có trữ lượng vàng lớn, hấp dẫn dân khai thác đến từ Mỹ và Mexico. Đây cũng là hòn đảo bí ẩn gắn liền với câu chuyện rùng rợn, khó lý giải.
Một đoàn thám hiểm của Mỹ do Tom Grindell dẫn đầu lần đầu thực hiện chuyến đi tới hòn đảo này năm 1903 với mục đích thăm dò khai thác. Tuy nhiên, toàn bộ đoàn thám hiểm vĩnh viễn không trở về.
Về sau, anh trai của Grindell là Edward cùng một số người khác có chuyến đi đến đảo Tiburon để tìm hiểu bí ẩn số phận những người thuộc đoàn thám hiểm trước. Khi đến nơi, họ chỉ thấy một số vật dụng của đoàn còn sót lại và nghe được thông tin rằng toàn bộ đoàn thám hiểm trước bị giết hại.
Cho đến nay, lời đồn bộ tộc Seri ăn thịt người vẫn còn truyền lại khiến nhiều người rùng mình.
Năm 1942, chính phủ Anh muốn thử nghiệm vi khuẩn bệnh than để biến nó thành vũ khí sinh học trong cuộc chiến chống phe phát xít (gồm Đức, Italy, Nhật). Họ cần một nơi để thực hiện các thử nghiệm. Vì thế, Anh chọn Gruinard - hòn đảo chỉ cách bờ biển Scotland khoảng vài trăm mét.
Theo đó, họ đưa khoảng 60 con cừu lên đảo rồi ném một quả bom chứa vi khuẩn bệnh than về phía chúng khiến toàn bộ chết. Trong thời gian từ năm 1942 - 1943, Anh ném nhiều quả bom khác lên đảo Gruinard.
Năm 1945, chủ nhân của Gruinard muốn trở lại đảo này nhưng chính phủ Anh tuyên bố nó không còn là nơi phù hợp để con người và động vật cư trú. Chính phủ khẳng định chủ nhân của đảo, hoặc những người thừa kế tài sản của ông, sẽ có quyền mua lại hòn đảo với giá 500 bảng Anh sau khi quá trình khử vi khuẩn bệnh than trên đảo kết thúc. Kể từ đây, nhiều vấn đề khác đã phát sinh.
Cụ thể, những tử thi nhiễm bệnh than trôi dạt vào bờ biển Scotland và truyền bệnh sang động vật. Tuy nhiên, chính phủ Anh không hề cung cấp thông tin về tình trạng ô nhiễm vi khuẩn bệnh than trên đảo Gruinard. Do vậy, chính quyền Anh tiến hành khử vi khuẩn bằng cách phun hỗn hợp gồm nước và fomaldehyde. Sau khi quá trình trên hoàn thành, một số người nảy ra ý tưởng biến đảo Gruinard thành bãi chứa chất thải hạt nhân.
Đảo San Servolo nằm gần bờ biển Italy. Ngày nay, một bảo tàng trên đảo giúp mọi người ta hiểu hơn về lịch sử đau thương ở nơi đây. Cụ thể, bảo tàng này từng là một bệnh viện mà người ta thành lập vào thế kỷ 18 để điều trị cho binh sĩ bị thương.
Trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 19, nơi đây trở thành một bệnh viện tâm thần. Những phương pháp điều trị ở bệnh viện tâm thần trên hết sức điên rồ như cách ly bệnh nhân tâm thần và để họ rơi vào trạng thái tuyệt vọng hoàn toàn.
Theo tiêu chuẩn điều trị bệnh ngày nay, những biện pháp như trên được đánh giá là vô nhân tính. Ngày nay, khi đến bảo tàng trên đảo San Servolo, khách tham quan sẽ thấy những dụng cụ dành cho việc khống chế bệnh nhân như xích, còng.
Thậm chí, các bác sĩ thời xưa còn áp dụng phương pháp sốc điện hay đối thoại cởi mở giữa bệnh nhân và bác sĩ.