Ý nghĩa của việc dâng hoa: Với người Việt, trong thờ cúng tổ tiên, lễ chạp, các ngày sóc, vọng (ngày Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh… việc dâng hoa trên ban thờ gia tiên một cách thanh khiết, thể hiện tâm thành rất quan trọng (hương, hoa, trà, quả). Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, Thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.
Đối với các phật tử, hoa là nhân, sau đó là kết quả. Cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân. Nếu cúng hoa đẹp sẽ hái được quả ngon, mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.
Bên cạnh một số lọai hoa hay cắm bàn thờ phổ biến như: Hoa cúc vàng, đào, mai, lay ơn, hoa hồng... thì có một số loại cần đặc biệt kiêng kỵ:
Cúc vạn thọ: Nếu hoa cúc vàng là lựa chọn hoàn hảo cho bàn thờ thì cúc vạn thọ lại không được ưa chuộng bởi mùi hương nồng, có mùi hôi. Trong khi hoa thờ cúng cần chọn loại có mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết để tăng thêm phần trịnh trọng, thể hiện lòng thành của gia chủ.Hoa nhài: Hòa nhài tuy thơm ngát và thanh sạch nhưng trong dân gian nó là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh, ngoài ra nó còn tượng trưng cho cô gái dễ dãi.Hoa phong lan: Hoa phong lan đẹp, bền được nhiều người mua cắm ban thờ, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.
Hoa ly: Hoa ly là loại hoa có vẻ quyến rũ, hoa rực rỡ kiêu sa nhưng vì tránh tên gọi “ly tán”, “chia ly”… nên tốt nhất chúng ta không dùng để đặt trên bàn thờ để mối quan hệ gia đình, dòng họ không vì thế mà ảnh hưởng, kể cả các Phật tử cũng thường tránh dùng hoa ly lễ Phật.
Hoa dại: Tuyệt đối không bày hoa dại trên ban thờ vì nó thể hiện sự không tôn trọng thần Phật.
Hoa phù dung: Hoa phù dung tuy đẹp nhưng vì đặc tính “sớm nở tối tàn”, lại thay đổi màu sắc theo từng thời điểm trong ngày, từ trắng muốt sang hồng, đỏ, rồi sậm dần và lụi tàn. Chính vì thế, nó đã trở thành loại hoa kiêng kị cho việc thờ cúng.
Hoa đại: Hoa thơm, màu đẹp nhưng tuyệt đối không cắm ban thờ vì trông giống bộ phận sinh dục nữ.
Râm bụt, hoa cúc áo: Hoa râm bụt (dâm bụt) và hoa cúc áo (dân gian gọi là hoa cứt lợn) có màu tươi, nhưng người ta không sử dụng để đặt trên bàn thờ, đơn giản vì tên gọi của chúng không đẹp, không thích hợp ở nơi cần sự tôn nghiêm.
Hoa lan móng rồng: Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua) tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp. (Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cung cấp nội dung khoa học phong thủy cho bạn đọc).
Ý nghĩa của việc dâng hoa: Với người Việt, trong thờ cúng tổ tiên, lễ chạp, các ngày sóc, vọng (ngày Rằm, mùng Một) và thờ phụng tâm linh… việc dâng hoa trên ban thờ gia tiên một cách thanh khiết, thể hiện tâm thành rất quan trọng (hương, hoa, trà, quả). Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện lành, tốt đẹp đã làm được trong cuộc sống, như là những đóa hoa tươi thắm, thơm tho dâng cúng chư Phật, Thánh, gia tiên, là hành động thành kính, bày tỏ tâm biết ơn dù giá trị vật chất không nhiều.
Đối với các phật tử, hoa là nhân, sau đó là kết quả. Cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân. Nếu cúng hoa đẹp sẽ hái được quả ngon, mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.
Bên cạnh một số lọai hoa hay cắm bàn thờ phổ biến như: Hoa cúc vàng, đào, mai, lay ơn, hoa hồng... thì có một số loại cần đặc biệt kiêng kỵ:
Cúc vạn thọ: Nếu hoa cúc vàng là lựa chọn hoàn hảo cho bàn thờ thì cúc vạn thọ lại không được ưa chuộng bởi mùi hương nồng, có mùi hôi. Trong khi hoa thờ cúng cần chọn loại có mùi thơm dịu nhẹ, thanh khiết để tăng thêm phần trịnh trọng, thể hiện lòng thành của gia chủ.
Hoa nhài: Hòa nhài tuy thơm ngát và thanh sạch nhưng trong dân gian nó là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh, ngoài ra nó còn tượng trưng cho cô gái dễ dãi.
Hoa phong lan: Hoa phong lan đẹp, bền được nhiều người mua cắm ban thờ, nhưng dâng Phật không nên dùng phong lan, vì có nhiều màu rực rỡ, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng.
Hoa ly: Hoa ly là loại hoa có vẻ quyến rũ, hoa rực rỡ kiêu sa nhưng vì tránh tên gọi “ly tán”, “chia ly”… nên tốt nhất chúng ta không dùng để đặt trên bàn thờ để mối quan hệ gia đình, dòng họ không vì thế mà ảnh hưởng, kể cả các Phật tử cũng thường tránh dùng hoa ly lễ Phật.
Hoa dại: Tuyệt đối không bày hoa dại trên ban thờ vì nó thể hiện sự không tôn trọng thần Phật.
Hoa phù dung: Hoa phù dung tuy đẹp nhưng vì đặc tính “sớm nở tối tàn”, lại thay đổi màu sắc theo từng thời điểm trong ngày, từ trắng muốt sang hồng, đỏ, rồi sậm dần và lụi tàn. Chính vì thế, nó đã trở thành loại hoa kiêng kị cho việc thờ cúng.
Hoa đại: Hoa thơm, màu đẹp nhưng tuyệt đối không cắm ban thờ vì trông giống bộ phận sinh dục nữ.
Râm bụt, hoa cúc áo: Hoa râm bụt (dâm bụt) và hoa cúc áo (dân gian gọi là hoa cứt lợn) có màu tươi, nhưng người ta không sử dụng để đặt trên bàn thờ, đơn giản vì tên gọi của chúng không đẹp, không thích hợp ở nơi cần sự tôn nghiêm.
Hoa lan móng rồng: Hoa lan móng rồng (phía Nam gọi là lan cua) tuy thơm nhưng không dùng để thờ cúng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi cũng không đẹp. (Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cung cấp nội dung khoa học phong thủy cho bạn đọc).