Báo Tri thức & Cuộc sống xin giới thiệu chùm ảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội). Trong ảnh là tổ dẫn đường bay đang dẫn đường cho máy bay MiG đánh B-52 vào tháng12/1972.Trực thăng cơ động MiG-21 đến các sân bay dã chiến, thực hiện chiến thuật đánh từ vòng ngoài.Trung đoàn không quân 921 chuyển cấp sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bầu trời Hà Nội, 12/1972.Sân bay bị địch đánh phá hỏng, các phi công lái máy bay MiG-21 phải hạ cánh ở cự ly đường băng ngắn.Biệt đội bắn máy bay MiG-21 rút kinh nghiệm sau trận bắn rơi máy bay F-4 yểm hộ B-52, 27/12/1972.Những "cánh bay quả cảm" Nguyễn Đức Soát, Ngô Duy Thư, Phạm Phú Thái, Bùi Thanh Liêm đã bắn rơi 4 máy bay Mỹ trên vùng trời Tây Bắc, 27/12/1972.Mũ phi công của Phi công Nguyễn Đức Soát, Đại đội trưởng Đại đội 3, Trung đoàn 927 sử dụng chiến đấu, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, 12/1972. Ngày 11/01/1973, đồng chí đã được Chủ tịch nước tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.Áo kháng áp của Phi công Nguyễn Đức Soát. Ngày 11/01/1973, đồng chí đã được Chủ tịch nước tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.Phi công Phạm Tuân cùng đồng đội trao đổi cách đánh B-52, 12/1972.Phi công Phạm Tuân, sinh năm 1947, quê xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Đêm 27/12/1972, phi công Phạm Tuân, Trung đoàn 921, Sư đoàn 371 lái máy bay MiG-21 vượt qua đội hình dày đặc máy bay B-52 của Mỹ, trở về an toàn.Mũ phi công của Trung úy phi công Phạm Tuấn, được sử dụng trong trận chiến đấu bắn rơi B-52, 27/12/1972.Nhật ký của Trung úy phi công Phạm Tuấn. Năm 1973, Thượng úy Phi công Phạm Tuân được Chủ tịch nước tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.Phi công Vũ Xuân Thiều (1945-28/12/1972), quê xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1965, nhập ngũ khi là sinh viên Trường Đại học Bách khoa, được tuyển chọn vào không quân. Đêm 18/12/1972, phi công Vũ Xuân Thiều, Trung đoàn 927, Sư đoàn 371 được cất cánh từ sân bay Thọ Xuân và ra đa dẫn đường vòng ra phía sau đội hình máy bay địch. Phát hiện B-52 ở cự ly gần, đồng chí xin công kích, quyết tiêu diệt địch. Sau khi bắn cháy B-52, đồng chí anh dũng hy sinh. Thượng úy phi công Vũ Xuân Thiều được chủ tịch nước trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 1994.Trung úy Phi công Hoàng Tam Hùng (liệt sĩ), Trung đoàn 927, Sư đoàn 371 bắn rơi 2 máy bay Mỹ, 28/12/1972.>>>Xem thêm video: Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không - Những cánh bay quả cảm. Nguồn: Phóng viên Tri thức & cuộc sống tác nghiệp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Báo Tri thức & Cuộc sống xin giới thiệu chùm ảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội). Trong ảnh là tổ dẫn đường bay đang dẫn đường cho máy bay MiG đánh B-52 vào tháng12/1972.
Trực thăng cơ động MiG-21 đến các sân bay dã chiến, thực hiện chiến thuật đánh từ vòng ngoài.
Trung đoàn không quân 921 chuyển cấp sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bầu trời Hà Nội, 12/1972.
Sân bay bị địch đánh phá hỏng, các phi công lái máy bay MiG-21 phải hạ cánh ở cự ly đường băng ngắn.
Biệt đội bắn máy bay MiG-21 rút kinh nghiệm sau trận bắn rơi máy bay F-4 yểm hộ B-52, 27/12/1972.
Những "cánh bay quả cảm" Nguyễn Đức Soát, Ngô Duy Thư, Phạm Phú Thái, Bùi Thanh Liêm đã bắn rơi 4 máy bay Mỹ trên vùng trời Tây Bắc, 27/12/1972.
Mũ phi công của Phi công Nguyễn Đức Soát, Đại đội trưởng Đại đội 3, Trung đoàn 927 sử dụng chiến đấu, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, 12/1972. Ngày 11/01/1973, đồng chí đã được Chủ tịch nước tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Áo kháng áp của Phi công Nguyễn Đức Soát. Ngày 11/01/1973, đồng chí đã được Chủ tịch nước tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Phi công Phạm Tuân cùng đồng đội trao đổi cách đánh B-52, 12/1972.
Phi công Phạm Tuân, sinh năm 1947, quê xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Đêm 27/12/1972, phi công Phạm Tuân, Trung đoàn 921, Sư đoàn 371 lái máy bay MiG-21 vượt qua đội hình dày đặc máy bay B-52 của Mỹ, trở về an toàn.
Mũ phi công của Trung úy phi công Phạm Tuấn, được sử dụng trong trận chiến đấu bắn rơi B-52, 27/12/1972.
Nhật ký của Trung úy phi công Phạm Tuấn. Năm 1973, Thượng úy Phi công Phạm Tuân được Chủ tịch nước tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Phi công Vũ Xuân Thiều (1945-28/12/1972), quê xã Hải An, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1965, nhập ngũ khi là sinh viên Trường Đại học Bách khoa, được tuyển chọn vào không quân. Đêm 18/12/1972, phi công Vũ Xuân Thiều, Trung đoàn 927, Sư đoàn 371 được cất cánh từ sân bay Thọ Xuân và ra đa dẫn đường vòng ra phía sau đội hình máy bay địch. Phát hiện B-52 ở cự ly gần, đồng chí xin công kích, quyết tiêu diệt địch. Sau khi bắn cháy B-52, đồng chí anh dũng hy sinh. Thượng úy phi công Vũ Xuân Thiều được chủ tịch nước trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 1994.
Trung úy Phi công Hoàng Tam Hùng (liệt sĩ), Trung đoàn 927, Sư đoàn 371 bắn rơi 2 máy bay Mỹ, 28/12/1972.
>>>Xem thêm video: Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không - Những cánh bay quả cảm. Nguồn: Phóng viên Tri thức & cuộc sống tác nghiệp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.