Nằm giữa sa mạc Cholistan của Pakistan, pháo đài Derawar được coi là một kỳ quan quân sự của nền văn minh Ấn Độ thời Trung cổ.Pháo đài này gồm 40 tháp canh khổng lồ được kết nối bằng các đoạn tường thành, tạo nên tuyến phòng thủ dài 1.500 m và cao tới 30 m.Công trình này được xây dựng khi vương triều Rajput Bhutta của người Ấn Giáo cai trị khu vực.Từ thế kỷ 18, pháo đài đã nhiều lần thay đổi chủ, cho đến khi bị tiểu vương Hồi giáo Nawab Mubarak Khan chiếm năm 1804.Kể từ đó cho đến nay, nhiều công trình Hồi giáo đã xuất hiện quanh pháo đài.Ngày nay, pháo đài Derawar vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn.Điều ngạc nhiên là rấ ít người, kể cả ở Pakistan biết đến sự tồn tại của công trình kì vĩ này.Đó là do du khách phải thuê người dẫn đường băng qua một vùng sa mạc hẻo lánh mới có thể đến được pháo đài Derawar.Ngoài ra, du khách cũng phải được sự cho phép của tiểu vương mới được vào tham quan công trình này.
Nằm giữa sa mạc Cholistan của Pakistan, pháo đài Derawar được coi là một kỳ quan quân sự của nền văn minh Ấn Độ thời Trung cổ.
Pháo đài này gồm 40 tháp canh khổng lồ được kết nối bằng các đoạn tường thành, tạo nên tuyến phòng thủ dài 1.500 m và cao tới 30 m.
Công trình này được xây dựng khi vương triều Rajput Bhutta của người Ấn Giáo cai trị khu vực.
Từ thế kỷ 18, pháo đài đã nhiều lần thay đổi chủ, cho đến khi bị tiểu vương Hồi giáo Nawab Mubarak Khan chiếm năm 1804.
Kể từ đó cho đến nay, nhiều công trình Hồi giáo đã xuất hiện quanh pháo đài.
Ngày nay, pháo đài Derawar vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Điều ngạc nhiên là rấ ít người, kể cả ở Pakistan biết đến sự tồn tại của công trình kì vĩ này.
Đó là do du khách phải thuê người dẫn đường băng qua một vùng sa mạc hẻo lánh mới có thể đến được pháo đài Derawar.
Ngoài ra, du khách cũng phải được sự cho phép của tiểu vương mới được vào tham quan công trình này.