Chào đời bên bờ sông Onon vào khoảng năm 1162, Thành Cát Tư Hãn có tên gọi ban đầu là Thiết Mộc Chân (Temujin). Đến năm 1206, ông chuyển sang dùng tên gọi Thành Cát Tư Hãn.Trong thời gian từ năm 1206 - 1227, Thành Cát Tư Hãn đã chỉ huy quân đội Mông Cổ chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ. Theo đó, ông trở thành nhà chinh phục xuất sắc nhất lịch sử. Nhờ tài cầm quân của Thành Cát Tư Hãn, lãnh thổ đế chế Mông Cổ trải dài từ châu Á và châu Âu.Vào năm 1227, sau khi tiêu diệt Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn đột ngột qua đời. Theo thông báo chính thức, vị thủ lĩnh của đế chế Mông Cổ lâm bạo bệnh ngày 18/8/1227 và bị sốt trước khi qua đời vào ngày 25/8/1227.Điều này khiến hậu thế càng tò mò hơn về việc căn bệnh nào đã đoạt mạng Thành Cát Tư Hãn. Do vậy, trong suốt nhiều thập kỷ, nhiều đồn đoán về nguyên nhân tử vong của Thành Cát Tư Hãn xuất hiện.Trong số này, một giả thuyết cho rằng, Thành Cát Tư Hãn có sở thích lấy các mỹ nhân của các bộ lạc, kẻ địch làm thê thiếp sau khi đánh bại, chiếm đóng được các vùng đất đó.Nhờ vậy, hậu cung của Thành Cát Tư Hãn có vô số mỹ nhân đến từ các vùng đất mà quân Mông Cổ chinh phục được.Trở lại năm 1227, Thành Cát Tư Hãn đã chỉ huy quân đội Mông Cổ tiến đánh Tây Hạ. Với sức mạnh quân sự vượt trội, quân Mông Cổ liên tiếp giành thắng trận trước khi tiến vào kinh đô của người Tây Hạ.Cuối cùng, nhà vua Tây Hạ đầu hàng Thành Cát Tư Hãn. Kể từ đó, nhà Tây Hạ diệt vong. Giống như những chiến dịch quân sự khác, vị thủ lĩnh đế chế Mông Cổ đã bắt nhiều mỹ nhân Tây Hạ về làm thê thiếp. Trong số này có một nàng công chúa Tây Hạ.Do chịu nỗi đau mất nước nên nàng công chúa này ôm hận trong lòng. Bề ngoài, nàng cam chịu số phận, thuần phục Thành Cát Tư Hãn. Thế nhưng, sau khi được Thành Cát Tư Hãn tin tưởng, nàng công chúa Tây Hạ đã ám sát khiến thủ lĩnh đế chế Mông Cổ mất mạng.Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, giới khảo cổ nỗ lực tìm kiếm lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn nhằm làm sáng tỏ bí ẩn về cái chết của ông.Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.
Chào đời bên bờ sông Onon vào khoảng năm 1162, Thành Cát Tư Hãn có tên gọi ban đầu là Thiết Mộc Chân (Temujin). Đến năm 1206, ông chuyển sang dùng tên gọi Thành Cát Tư Hãn.
Trong thời gian từ năm 1206 - 1227, Thành Cát Tư Hãn đã chỉ huy quân đội Mông Cổ chinh phục được gần 31 triệu km2 lãnh thổ. Theo đó, ông trở thành nhà chinh phục xuất sắc nhất lịch sử. Nhờ tài cầm quân của Thành Cát Tư Hãn, lãnh thổ đế chế Mông Cổ trải dài từ châu Á và châu Âu.
Vào năm 1227, sau khi tiêu diệt Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn đột ngột qua đời. Theo thông báo chính thức, vị thủ lĩnh của đế chế Mông Cổ lâm bạo bệnh ngày 18/8/1227 và bị sốt trước khi qua đời vào ngày 25/8/1227.
Điều này khiến hậu thế càng tò mò hơn về việc căn bệnh nào đã đoạt mạng Thành Cát Tư Hãn. Do vậy, trong suốt nhiều thập kỷ, nhiều đồn đoán về nguyên nhân tử vong của Thành Cát Tư Hãn xuất hiện.
Trong số này, một giả thuyết cho rằng, Thành Cát Tư Hãn có sở thích lấy các mỹ nhân của các bộ lạc, kẻ địch làm thê thiếp sau khi đánh bại, chiếm đóng được các vùng đất đó.
Nhờ vậy, hậu cung của Thành Cát Tư Hãn có vô số mỹ nhân đến từ các vùng đất mà quân Mông Cổ chinh phục được.
Trở lại năm 1227, Thành Cát Tư Hãn đã chỉ huy quân đội Mông Cổ tiến đánh Tây Hạ. Với sức mạnh quân sự vượt trội, quân Mông Cổ liên tiếp giành thắng trận trước khi tiến vào kinh đô của người Tây Hạ.
Cuối cùng, nhà vua Tây Hạ đầu hàng Thành Cát Tư Hãn. Kể từ đó, nhà Tây Hạ diệt vong. Giống như những chiến dịch quân sự khác, vị thủ lĩnh đế chế Mông Cổ đã bắt nhiều mỹ nhân Tây Hạ về làm thê thiếp. Trong số này có một nàng công chúa Tây Hạ.
Do chịu nỗi đau mất nước nên nàng công chúa này ôm hận trong lòng. Bề ngoài, nàng cam chịu số phận, thuần phục Thành Cát Tư Hãn. Thế nhưng, sau khi được Thành Cát Tư Hãn tin tưởng, nàng công chúa Tây Hạ đã ám sát khiến thủ lĩnh đế chế Mông Cổ mất mạng.
Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, giới khảo cổ nỗ lực tìm kiếm lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn nhằm làm sáng tỏ bí ẩn về cái chết của ông.
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.