Trong số hàng ngàn phi tần trong hậu cung, Lệnh phi (tên thật Ngụy Giai thị) là một trong những sủng phi được vua Càn Long yêu thương, chiều chuộng nhất.Theo sử sách, dù có xuất thân tầm thường từ tầng lớp bao y thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ nhưng Lệnh phi trở thành phi tần có được thăng tiến rất nhanh trong hậu cung của Càn Long.Ban đầu, Lệnh phi vào cung với thân phận cung nữ. Là mỹ nhân tài sắc vẹn toàn, cư xử khéo léo nên bà lọt vào "mắt xanh" của hoàng đế Càn Long. Vào năm Càn Long thứ 9 (1745), Ngụy Giai thị được phong làm Ngụy Quý nhân.Sau đó, mỹ nhân tuyệt sắc này lần lượt được hoàng đế Càn Long phong làm: Lệnh Tần, Lệnh Phi rồi đến Hoàng Quý phi. Trong thời gian hầu hạ nhà vua, Ngụy Giai thị sinh được 4 hoàng tử và 2 công chúa. Sau khi vua Càn Long băng hà, con trai của Lệnh Phi là hoàng tử Vĩnh Diễm đăng cơ lên ngai báu và trở thành vua Gia Khánh.Dù đắc sủng và sinh được nhiều con cho Càn Long nhưng Lệnh Phi không thể ngồi vào vị trí hoàng hậu. Các chuyên gia đã đưa ra một số lý do được cho là khá hợp lý để giải thích sực việc này.Dưới thời phong kiến, các hoàng đế thường không sắc phong cho hoàng tử nào làm thái tử khi vẫn còn khỏe mạnh. Bậc quân vương làm như vậy vì muốn tránh các hoàng tử, đại thần, phi tần... làm hại người kế vị tương lai.Nếu Càn Long sắc phong cho Lệnh Phi làm hoàng hậu thì con trai của bà sẽ có hội cao nhất trong số các hoàng tử trở thành người kế vị. Khi ấy, các con trai của Càn Long với Lệnh Phi sẽ trở thành mục tiêu tấn công, loại trừ của những thế lực trong cung và triều đình.Một lý do khác là vua Càn Long không muôn lập Lệnh Phi làm hoàng hậu là vì không muốn trở thành người chồng bạc tình. Sau khi Phú Sát hoàng hậu qua đời, Nhàn Phi được sắc phong làm vương hậu (còn gọi là Kế hoàng hậu).Hoàng hậu thứ thứ 2 của vua Càn Long có kết cục bi kịch trong cuộc chiến tranh đoạt quyền lực chốn hậu cung. Khi chết, Kế Hoàng hậu không được nhà vua phong thụy hiệu. Tang lễ của bà cũng được tổ chức rất sơ sài và không có mộ phần riêng.Càn Long không muốn bị người đời đàm tiếu là phụ bạc Kế hoàng hậu lớn tuổi vì say mê sủng phi trẻ đẹp là Lệnh Phi. Do đó, Lệnh Phi không bao giờ được phong làm hoàng hậu.Thế nhưng, Lệnh Phi là người thứ 5 và cũng là người cuối cùng được hợp táng với vua Càn Long sau khi qua đời. Ông cũng ban cho vợ yêu thụy hiệu là Lệnh ý Hoàng Quý phi. Điều này cho thấy ông hoàng này yêu sâu đậm Lệnh Phi dù không thể ban cho bà địa vị tôn quý nhất hậu cung.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Trong số hàng ngàn phi tần trong hậu cung, Lệnh phi (tên thật Ngụy Giai thị) là một trong những sủng phi được vua Càn Long yêu thương, chiều chuộng nhất.
Theo sử sách, dù có xuất thân tầm thường từ tầng lớp bao y thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ nhưng Lệnh phi trở thành phi tần có được thăng tiến rất nhanh trong hậu cung của Càn Long.
Ban đầu, Lệnh phi vào cung với thân phận cung nữ. Là mỹ nhân tài sắc vẹn toàn, cư xử khéo léo nên bà lọt vào "mắt xanh" của hoàng đế Càn Long. Vào năm Càn Long thứ 9 (1745), Ngụy Giai thị được phong làm Ngụy Quý nhân.
Sau đó, mỹ nhân tuyệt sắc này lần lượt được hoàng đế Càn Long phong làm: Lệnh Tần, Lệnh Phi rồi đến Hoàng Quý phi. Trong thời gian hầu hạ nhà vua, Ngụy Giai thị sinh được 4 hoàng tử và 2 công chúa. Sau khi vua Càn Long băng hà, con trai của Lệnh Phi là hoàng tử Vĩnh Diễm đăng cơ lên ngai báu và trở thành vua Gia Khánh.
Dù đắc sủng và sinh được nhiều con cho Càn Long nhưng Lệnh Phi không thể ngồi vào vị trí hoàng hậu. Các chuyên gia đã đưa ra một số lý do được cho là khá hợp lý để giải thích sực việc này.
Dưới thời phong kiến, các hoàng đế thường không sắc phong cho hoàng tử nào làm thái tử khi vẫn còn khỏe mạnh. Bậc quân vương làm như vậy vì muốn tránh các hoàng tử, đại thần, phi tần... làm hại người kế vị tương lai.
Nếu Càn Long sắc phong cho Lệnh Phi làm hoàng hậu thì con trai của bà sẽ có hội cao nhất trong số các hoàng tử trở thành người kế vị. Khi ấy, các con trai của Càn Long với Lệnh Phi sẽ trở thành mục tiêu tấn công, loại trừ của những thế lực trong cung và triều đình.
Một lý do khác là vua Càn Long không muôn lập Lệnh Phi làm hoàng hậu là vì không muốn trở thành người chồng bạc tình. Sau khi Phú Sát hoàng hậu qua đời, Nhàn Phi được sắc phong làm vương hậu (còn gọi là Kế hoàng hậu).
Hoàng hậu thứ thứ 2 của vua Càn Long có kết cục bi kịch trong cuộc chiến tranh đoạt quyền lực chốn hậu cung. Khi chết, Kế Hoàng hậu không được nhà vua phong thụy hiệu. Tang lễ của bà cũng được tổ chức rất sơ sài và không có mộ phần riêng.
Càn Long không muốn bị người đời đàm tiếu là phụ bạc Kế hoàng hậu lớn tuổi vì say mê sủng phi trẻ đẹp là Lệnh Phi. Do đó, Lệnh Phi không bao giờ được phong làm hoàng hậu.
Thế nhưng, Lệnh Phi là người thứ 5 và cũng là người cuối cùng được hợp táng với vua Càn Long sau khi qua đời. Ông cũng ban cho vợ yêu thụy hiệu là Lệnh ý Hoàng Quý phi. Điều này cho thấy ông hoàng này yêu sâu đậm Lệnh Phi dù không thể ban cho bà địa vị tôn quý nhất hậu cung.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.