Được bảo quàn và trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh là một hiện vật lịch sử đặc biệt gắn với công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mùa xuân năm 1975.Tấm bản đồ này dài 185,5 cm, rộng 170 cm, được các cán bộ Phòng Tác chiến, Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng cán bộ tác chiến Bộ Tổng Tham mưu thực hiện từ ngày 15 đến 21/4/1975 tại Sở chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, đóng tại Tà Thiết, Lộc Ninh, Tây Ninh (nay thuộc tỉnh Bình Phước).Bản đồ được hoàn thiện sau nhiều lần chỉnh lý, bổ sung, xin ý kiến của Bộ chỉ huy Chiến dịch, Quân ủy Trung ương và Bộ Chính trị về kế hoạch tác chiến của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngày 22/4/1975, Bộ chỉ huy Chiến dịch duyệt lần cuối cùng kế hoạch chính thức của Chiến dịch.Cùng ngày, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh Chiến dịch và đồng chí Phạm Hùng, Chính ủy Chiến dịch, cùng ký tên trên bản đồ. Phía trên tấm bản đồ lịch sử có dòng chữ "Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh".Tấm bản đồ được Đại tướng Văn Tiến Dũng lưu giữ từ năm 1975 đến năm 1990, sau đó trao tặng cho Bảo tàng Quân đội (nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam), nhân kỷ niệm 15 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Trên bản đồ, các mũi tên màu đỏ thể hiện hướng tiến công của các quân, binh chủng, các đơn vị vào giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Trên hướng Bắc, Quân đoàn 1 có nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Phú Lợi, tiêu diệt Sư đoàn 5 của địch, tiếp đó đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu địch.Trên hướng Đông, Quân đoàn 4 có nhiệm vụ tiêu diệt sở chỉ huy Bộ tư lệnh quân đoàn 3 và Sư đoàn 18 của địch ở Biên Hòa, sau đó thọc sâu vào nội thành đánh chiếm Dinh Độc Lập.Trên hướng Đông Nam, Quân đoàn 2 có nhiệm vụ đánh chiếm Bà Rịa, căn cứ Nước Trong, Long Bình, chặn đường rút chạy của địch trên sông Lòng Tàu, sau đó phát triển vào nội thành cùng Quân đoàn 4 đánh chiếm Dinh Độc Lập.Trên hướng Tây Bắc, Quân đoàn 3 có nhiệm vụ đánh chiếm Đồng Dù, tiêu diệt Sư đoàn 25 của địch, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và cùng Quân đoàn 1 đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu địch.Trên hướng Tây Nam, Đoàn 232 có nhiệm vụ tiêu diệt Sư đoàn 25 của địch, cắt đường số 4, sau đó đánh thọc sâu chiếm Biệt khu Thủ đô, Tổng nha cảnh sát của địch.Ở vùng ven thành phố, các đơn vị đặc công và lực lượng vũ trang tại chỗ có nhiệm vụ đánh và giữ các cầu quan trọng, dẫn đường cho các binh chủng chủ lực đánh chiếm các mục tiêu ở nội thành, phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền cơ sở...Có thể nói, bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh là hiện vật thể hiện thành quả lao động sáng tạo, tập trung trí tuệ của Bộ chỉ huy Chiến dịch, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển và thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Vào năm 2015, bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Tiến về Sài Gòn | VTV24.
Được bảo quàn và trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh là một hiện vật lịch sử đặc biệt gắn với công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mùa xuân năm 1975.
Tấm bản đồ này dài 185,5 cm, rộng 170 cm, được các cán bộ Phòng Tác chiến, Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng cán bộ tác chiến Bộ Tổng Tham mưu thực hiện từ ngày 15 đến 21/4/1975 tại Sở chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, đóng tại Tà Thiết, Lộc Ninh, Tây Ninh (nay thuộc tỉnh Bình Phước).
Bản đồ được hoàn thiện sau nhiều lần chỉnh lý, bổ sung, xin ý kiến của Bộ chỉ huy Chiến dịch, Quân ủy Trung ương và Bộ Chính trị về kế hoạch tác chiến của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngày 22/4/1975, Bộ chỉ huy Chiến dịch duyệt lần cuối cùng kế hoạch chính thức của Chiến dịch.
Cùng ngày, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh Chiến dịch và đồng chí Phạm Hùng, Chính ủy Chiến dịch, cùng ký tên trên bản đồ. Phía trên tấm bản đồ lịch sử có dòng chữ "Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh".
Tấm bản đồ được Đại tướng Văn Tiến Dũng lưu giữ từ năm 1975 đến năm 1990, sau đó trao tặng cho Bảo tàng Quân đội (nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam), nhân kỷ niệm 15 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trên bản đồ, các mũi tên màu đỏ thể hiện hướng tiến công của các quân, binh chủng, các đơn vị vào giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Trên hướng Bắc, Quân đoàn 1 có nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Phú Lợi, tiêu diệt Sư đoàn 5 của địch, tiếp đó đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu địch.
Trên hướng Đông, Quân đoàn 4 có nhiệm vụ tiêu diệt sở chỉ huy Bộ tư lệnh quân đoàn 3 và Sư đoàn 18 của địch ở Biên Hòa, sau đó thọc sâu vào nội thành đánh chiếm Dinh Độc Lập.
Trên hướng Đông Nam, Quân đoàn 2 có nhiệm vụ đánh chiếm Bà Rịa, căn cứ Nước Trong, Long Bình, chặn đường rút chạy của địch trên sông Lòng Tàu, sau đó phát triển vào nội thành cùng Quân đoàn 4 đánh chiếm Dinh Độc Lập.
Trên hướng Tây Bắc, Quân đoàn 3 có nhiệm vụ đánh chiếm Đồng Dù, tiêu diệt Sư đoàn 25 của địch, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và cùng Quân đoàn 1 đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu địch.
Trên hướng Tây Nam, Đoàn 232 có nhiệm vụ tiêu diệt Sư đoàn 25 của địch, cắt đường số 4, sau đó đánh thọc sâu chiếm Biệt khu Thủ đô, Tổng nha cảnh sát của địch.
Ở vùng ven thành phố, các đơn vị đặc công và lực lượng vũ trang tại chỗ có nhiệm vụ đánh và giữ các cầu quan trọng, dẫn đường cho các binh chủng chủ lực đánh chiếm các mục tiêu ở nội thành, phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền cơ sở...
Có thể nói, bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh là hiện vật thể hiện thành quả lao động sáng tạo, tập trung trí tuệ của Bộ chỉ huy Chiến dịch, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển và thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Vào năm 2015, bản đồ Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Tiến về Sài Gòn | VTV24.