Năm 2017, trong quá trình khai quật khu vực phía Đông điện Kính Thiên ở Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một giếng đá cổ tuyệt đẹp.Hiện vật này gồm hai phần cổ giếng và đế cổ giếng, mỗi phần làm từ một phiến đá nguyên khối. Cả hai phần được chạm khắc hoa văn mang phong cách nghệ thuật thời Lê Trung hưng, thế kỷ 17.Trong đó, cổ giếng hình tròn, đường kính 68 cm, cao 41, phình ra ở giữa, thắt lại gần miệng. Phần chân của cổ giếng chạm khắc hoa văn cánh sen bao quanh.Đế cổ giếng hình bát giác, mỗi cạnh dài 54cm, đường kính khoảng 1,4 mét, cao 29 cm, chia thành 3 tầng. Hoa văn trên đế đa dạng, gồm vân mây hình khánh, hoa cúc cánh tròn, cụm mây đao lửa và cánh sen.Khi khớp phần cổ và phần đế, có thể thấy tổng thể là một hình bông hoa sen nhiều lớp cánh, hoa sen ở đế là lớp cánh nở khai mãn, lớp cánh ở chân cổ giếng thì như đang ôm lấy phần nhụy của hoa sen.Cách tạo hình giếng này mang hàm ý “nước lấy từ giếng như dòng nước tinh khiết đọng trên những bông hoa sen”. Ý tưởng này thể hiện sự tinh tế đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật chạm khắc giếng đá thời Lê Trung hưng.So sánh với các giếng đá có hình dáng và niên đại tương đồng như giếng đá chùa Báo Thiên (Hà Nội), giếng đá lăng Quận Nghi (Thanh Hóa)… thì giếng đá Hoàng thành Thăng Long có sự trau chuốt hơn về đường nét, họa tiết trang trí và cấu trúc tổng thể.Các họa tiết trang trí trên chiếc giếng cổ này đều là đặc trưng của hoa văn cung đình, hiếm gặp ở những chiếc giếng khác.Mép trong giếng còn lưu lại nhiều rãnh mòn khi kéo nước, cho thấy giếng đã được dùng liên tục trong một thời gian rất dài.Khi mới phát hiện, cả hai phần giếng không còn nguyên vẹn mà đã vỡ và mất một số mảnh. Dựa vào đồ án hoa văn đối xứng, các chuyên gia đã phục dựng hiện vật như nguyên trạng.Có thể nói, đây là một hiện vật quý giá, vừa giàu giá trị thẩm mỹ, vừa phản ánh một nét sinh hoạt đời thường của các cung nhân trong Hoàng thành Thăng Long cách đây 4 thế kỷ.
Năm 2017, trong quá trình khai quật khu vực phía Đông điện Kính Thiên ở Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một giếng đá cổ tuyệt đẹp.
Hiện vật này gồm hai phần cổ giếng và đế cổ giếng, mỗi phần làm từ một phiến đá nguyên khối. Cả hai phần được chạm khắc hoa văn mang phong cách nghệ thuật thời Lê Trung hưng, thế kỷ 17.
Trong đó, cổ giếng hình tròn, đường kính 68 cm, cao 41, phình ra ở giữa, thắt lại gần miệng. Phần chân của cổ giếng chạm khắc hoa văn cánh sen bao quanh.
Đế cổ giếng hình bát giác, mỗi cạnh dài 54cm, đường kính khoảng 1,4 mét, cao 29 cm, chia thành 3 tầng. Hoa văn trên đế đa dạng, gồm vân mây hình khánh, hoa cúc cánh tròn, cụm mây đao lửa và cánh sen.
Khi khớp phần cổ và phần đế, có thể thấy tổng thể là một hình bông hoa sen nhiều lớp cánh, hoa sen ở đế là lớp cánh nở khai mãn, lớp cánh ở chân cổ giếng thì như đang ôm lấy phần nhụy của hoa sen.
Cách tạo hình giếng này mang hàm ý “nước lấy từ giếng như dòng nước tinh khiết đọng trên những bông hoa sen”. Ý tưởng này thể hiện sự tinh tế đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật chạm khắc giếng đá thời Lê Trung hưng.
So sánh với các giếng đá có hình dáng và niên đại tương đồng như giếng đá chùa Báo Thiên (Hà Nội), giếng đá lăng Quận Nghi (Thanh Hóa)… thì giếng đá Hoàng thành Thăng Long có sự trau chuốt hơn về đường nét, họa tiết trang trí và cấu trúc tổng thể.
Các họa tiết trang trí trên chiếc giếng cổ này đều là đặc trưng của hoa văn cung đình, hiếm gặp ở những chiếc giếng khác.
Mép trong giếng còn lưu lại nhiều rãnh mòn khi kéo nước, cho thấy giếng đã được dùng liên tục trong một thời gian rất dài.
Khi mới phát hiện, cả hai phần giếng không còn nguyên vẹn mà đã vỡ và mất một số mảnh. Dựa vào đồ án hoa văn đối xứng, các chuyên gia đã phục dựng hiện vật như nguyên trạng.
Có thể nói, đây là một hiện vật quý giá, vừa giàu giá trị thẩm mỹ, vừa phản ánh một nét sinh hoạt đời thường của các cung nhân trong Hoàng thành Thăng Long cách đây 4 thế kỷ.