Khi đọc hồi 81 trong tác phẩm "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân, nhiều độc giả nhớ đến chi tiết Đường Tăng đột ngột lâm bệnh nặng. Ông cảm thấy đau đầu, hoa mắt và đau nhức khắp cơ thể.Sau 3 ngày liên tiếp, bệnh tình của Đường Tăng ngày càng trở nặng. Cảm thấy bản thân sẽ không thể qua khỏi lần ốm này, Đường Tăng đã gọi Tôn Ngộ Không đến và yêu cầu đệ tử chuẩn bị giấy mực để viết thư gửi hoàng đế nhà Đường.Nội dung bức thư Đường Tăng gửi vua Đường là xin triều đình cử người khác đi thỉnh kinh vì ông lo sợ bản thân không còn nhiều thời gian để sống.Trư Bát Giới biết tình hình và lo lắng cho sức khỏe của Đường Tăng. Mặt khác, Bát Giới đòi phân chia hành lý.Trong tình huống đó, Mỹ Hầu Vương thần thông quảng đại, có 72 phép biến hóa đã sớm nhìn ra nguyên nhân khiến Đường Tăng mắc bệnh.Theo Tôn Ngộ Không, Đường Tăng vốn là Kim Thiền Tử, đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai. Do ngủ gục trong lúc Phật Tổ giảng kinh, khinh mạn Phật pháp và đánh rơi một hạt gạo nên Kim Thiền Tử bị đày xuống trần gian tu 10 kiếp và trải qua đủ 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.Mỹ Hầu Vương giải thích nguyên nhân trực tiếp khiến Đường Tăng đột ngột lâm bệnh nặng là do tội bị nhân đôi. Vì không nghe Phật giảng pháp, ngồi ngủ gục, ngã nhào người, chân giẫm phải một hạt gạo nên khi Kim Thiền Tử xuống hạ giới phải bị bệnh trong 3 ngày.Khi đến gần hết ngày thứ ba, Đường Tăng liền cảm thấy khát nước nên uống ngụm nước mưa. Sau đó, bệnh tình thuyên giảm một nửa. Sau khi hết 3 ngày, Đường Tăng khỏe mạnh trở lại mà không cần dùng thuốc. Mọi việc diễn ra đúng như lời Tôn Ngộ Không nói.Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây là một kiếp nạn của Đường Tăng. Dù vốn là Kim Thiền Tử nhưng khi bị đày xuống trần gian cũng phải trải qua muôn vàn gian khổ, bao gồm sinh lão bệnh tử như người trần mắt thịt.Kiếp nạn bệnh tật của Đường Tăng như một lời nhắc nhở rằng mọi hành động đều có hệ quả. Qua đó, Đường tăng hiểu rõ hơn về nghiệp quả khi đi thỉnh kinh.Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Khi đọc hồi 81 trong tác phẩm "Tây du ký" của Ngô Thừa Ân, nhiều độc giả nhớ đến chi tiết Đường Tăng đột ngột lâm bệnh nặng. Ông cảm thấy đau đầu, hoa mắt và đau nhức khắp cơ thể.
Sau 3 ngày liên tiếp, bệnh tình của Đường Tăng ngày càng trở nặng. Cảm thấy bản thân sẽ không thể qua khỏi lần ốm này, Đường Tăng đã gọi Tôn Ngộ Không đến và yêu cầu đệ tử chuẩn bị giấy mực để viết thư gửi hoàng đế nhà Đường.
Nội dung bức thư Đường Tăng gửi vua Đường là xin triều đình cử người khác đi thỉnh kinh vì ông lo sợ bản thân không còn nhiều thời gian để sống.
Trư Bát Giới biết tình hình và lo lắng cho sức khỏe của Đường Tăng. Mặt khác, Bát Giới đòi phân chia hành lý.
Trong tình huống đó, Mỹ Hầu Vương thần thông quảng đại, có 72 phép biến hóa đã sớm nhìn ra nguyên nhân khiến Đường Tăng mắc bệnh.
Theo Tôn Ngộ Không, Đường Tăng vốn là Kim Thiền Tử, đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai. Do ngủ gục trong lúc Phật Tổ giảng kinh, khinh mạn Phật pháp và đánh rơi một hạt gạo nên Kim Thiền Tử bị đày xuống trần gian tu 10 kiếp và trải qua đủ 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.
Mỹ Hầu Vương giải thích nguyên nhân trực tiếp khiến Đường Tăng đột ngột lâm bệnh nặng là do tội bị nhân đôi. Vì không nghe Phật giảng pháp, ngồi ngủ gục, ngã nhào người, chân giẫm phải một hạt gạo nên khi Kim Thiền Tử xuống hạ giới phải bị bệnh trong 3 ngày.
Khi đến gần hết ngày thứ ba, Đường Tăng liền cảm thấy khát nước nên uống ngụm nước mưa. Sau đó, bệnh tình thuyên giảm một nửa. Sau khi hết 3 ngày, Đường Tăng khỏe mạnh trở lại mà không cần dùng thuốc. Mọi việc diễn ra đúng như lời Tôn Ngộ Không nói.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây là một kiếp nạn của Đường Tăng. Dù vốn là Kim Thiền Tử nhưng khi bị đày xuống trần gian cũng phải trải qua muôn vàn gian khổ, bao gồm sinh lão bệnh tử như người trần mắt thịt.
Kiếp nạn bệnh tật của Đường Tăng như một lời nhắc nhở rằng mọi hành động đều có hệ quả. Qua đó, Đường tăng hiểu rõ hơn về nghiệp quả khi đi thỉnh kinh.