Là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới, đạo Phật có mặt ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ... Là Giáo chủ của một tôn giáo, Đức Phật được người đời tôn xưng với rất nhiều danh hiệu cao quý.Không chỉ các phật tử tìm hiểu về Đức Phật, các nhà khoa học cũng bỏ ra nhiều thời gian, tâm huyết để nghiên cứu về đạo Phật. Trong số những nhà khoa học nghiên cứu về đạo Phật và Đức Phật có nhà bác học thiên tài Albert Einstein.Sinh thời, Einstein từng nghiên cứu nhiều tài liệu về Đức Phật và có những ghi chép đáng chú ý. Trong đó, nổi bật là việc Einstein đưa ra ý kiến cá nhân về Đức Phật."Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các lý thuyết của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo cũng không cần từ bỏ quan điểm của mình để theo quan điểm của khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học…", trích một tài liệu của Einstein.Không chỉ Einstein, giáo sư người Đức Max Miller cũng đưa ra quan điểm đáng chú ý về nhân cách vĩ đại của Đức Phật.Theo Max Miller, Ðức Phật là hiện thân của mọi đức hạnh mà Ngài đã thuyết giảng. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Ngài đã biến những lời nói của mình thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả theo cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của Đức Phật là hoàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến.Giáo sư Rhys Davids ở Anh cũng thực hiện nghiên cứu về Đức Phật và có nhận định về tôn giáo lớn này.Cụ thể, theo giáo sư Davids, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sinh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sinh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện, Ngài đã có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ.Tiến sĩ S. Radhakrisnan đồng thời là triết gia và chính trị gia người Ấn Độ cũng đưa ra quan điểm về vai trò của Đức Phật đối với nhân loại.Theo tiến sĩ Radhakrisnan, trên thế giới này, Đức Phật đem ý nghĩa những chân lý có giá trị trường tồn để thúc đẩy nền đạo đức, sự tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn Độ, mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại, kỳ tài chưa từng thấy có trên trái đất này. Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả chúng sinh là giáo huấn của đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi, mà chỉ nói đến vô minh (sự không hiểu biết) và điên cuồng là những chứng bệnh có thể chữa khỏi được bởi sự giác ngộ và lòng từ bi.Video: Việt Nam sẵn sàng cho lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Vesak lần thứ 16 (nguồn: VTC1)
Là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới, đạo Phật có mặt ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ... Là Giáo chủ của một tôn giáo, Đức Phật được người đời tôn xưng với rất nhiều danh hiệu cao quý.
Không chỉ các phật tử tìm hiểu về Đức Phật, các nhà khoa học cũng bỏ ra nhiều thời gian, tâm huyết để nghiên cứu về đạo Phật. Trong số những nhà khoa học nghiên cứu về đạo Phật và Đức Phật có nhà bác học thiên tài Albert Einstein.
Sinh thời, Einstein từng nghiên cứu nhiều tài liệu về Đức Phật và có những ghi chép đáng chú ý. Trong đó, nổi bật là việc Einstein đưa ra ý kiến cá nhân về Đức Phật.
"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các lý thuyết của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo cũng không cần từ bỏ quan điểm của mình để theo quan điểm của khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học…", trích một tài liệu của Einstein.
Không chỉ Einstein, giáo sư người Đức Max Miller cũng đưa ra quan điểm đáng chú ý về nhân cách vĩ đại của Đức Phật.
Theo Max Miller, Ðức Phật là hiện thân của mọi đức hạnh mà Ngài đã thuyết giảng. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Ngài đã biến những lời nói của mình thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả theo cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của Đức Phật là hoàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến.
Giáo sư Rhys Davids ở Anh cũng thực hiện nghiên cứu về Đức Phật và có nhận định về tôn giáo lớn này.
Cụ thể, theo giáo sư Davids, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sinh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sinh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện, Ngài đã có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ.
Tiến sĩ S. Radhakrisnan đồng thời là triết gia và chính trị gia người Ấn Độ cũng đưa ra quan điểm về vai trò của Đức Phật đối với nhân loại.
Theo tiến sĩ Radhakrisnan, trên thế giới này, Đức Phật đem ý nghĩa những chân lý có giá trị trường tồn để thúc đẩy nền đạo đức, sự tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn Độ, mà cho cả nhân loại. Ðức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại, kỳ tài chưa từng thấy có trên trái đất này. Sự thanh tịnh của tâm linh và lòng thương yêu tất cả chúng sinh là giáo huấn của đức Phật. Ngài không nói đến tội lỗi, mà chỉ nói đến vô minh (sự không hiểu biết) và điên cuồng là những chứng bệnh có thể chữa khỏi được bởi sự giác ngộ và lòng từ bi.
Video: Việt Nam sẵn sàng cho lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Vesak lần thứ 16 (nguồn: VTC1)