Năm 1901, các chuyên gia khảo cổ phát hiện ngôi mộ cổ gần Beit Khallaf, Ai Cập có chứa hài cốt một người đàn ông.Căn cứ vào các mảnh chạm khắc có tên vua Sanakht được tìm thấy trong ngôi mộ, các chuyên gia tin rằng, hài cốt trên thuộc về vua Sanakht, người trị vì vương triều thứ ba. Vị pharaoh này trị vì Ai Cập cổ đại cách đây 4.700 năm.Căn cứ vào kích thước bộ hài cốt, vua Sanakht có chiều cao khoảng 187cm. Con số này lớn hơn nhiều so với người Ai Cập thời đó với chiều cao trung bình khoảng 1,6m. Theo đó, ông là đại diện cho ca bệnh khổng lồ lâu đời nhất từng được phát hiện.Năm 1915, các chuyên gia bất ngờ tìm thấy một đầu xác ướp được phát hiện ở hầm mộ bị cướp phá ở nghĩa địa Deir el-Bersha, Ai Cập. Trong suốt nhiều thế kỷ, các chuyên gia cố gắng giải mã danh tính của chiếc đầu trên.Theo nghiên cứu, ngôi mộ cổ trên thuộc về một quan chức tên Djehutynakht và vợ ông. Ngôi mộ đã bị những kẻ trộm mộ cướp phá, làm dịch chuyển xác ướp của hai vợ chồng khiến thi hài của họ không còn nguyên vẹn.Mới đây, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã giải mã được thân thế của chiếc đầu xác ướp. Kết quả nghiên cứu được FBI công bố hồi tháng 3 trên chuyên san Genes.Theo kết quả nghiên cứu của FBI, chiếc đầu xác ướp là nam giới, do đó nó thuộc về thống đốc Djehutynakht.Năm 2010, các nhà khoa học khai quật một số ngôi mộ ở thành phố Imola, Italy. Trong số này, đáng chú ý là hài cốt nguyên vẹn của một phụ nữ trưởng thành với bộ xương của một bào thai nằm giữa hai chân.Kết quả nghiên cứu chỉ ra hài cốt người phụ nữ và bào thai 38 tuần tuổi trên có niên đại từ thế kỷ thứ 7 - 8 trước Công nguyên. Đây là một trường hợp “sinh trong quan tài” hiếm gặp.Vào thời thời điểm chôn cất, hai mẹ con đã tử vong nhưng sau đó bào thai mới được đẩy ra khỏi tử cung của người mẹ bởi khí tích tụ trong tử thi.Mời quý độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ, di hài còn nguyên vẹn (nguồn: VTC)
Năm 1901, các chuyên gia khảo cổ phát hiện ngôi mộ cổ gần Beit Khallaf, Ai Cập có chứa hài cốt một người đàn ông.
Căn cứ vào các mảnh chạm khắc có tên vua Sanakht được tìm thấy trong ngôi mộ, các chuyên gia tin rằng, hài cốt trên thuộc về vua Sanakht, người trị vì vương triều thứ ba. Vị pharaoh này trị vì Ai Cập cổ đại cách đây 4.700 năm.
Căn cứ vào kích thước bộ hài cốt, vua Sanakht có chiều cao khoảng 187cm. Con số này lớn hơn nhiều so với người Ai Cập thời đó với chiều cao trung bình khoảng 1,6m. Theo đó, ông là đại diện cho ca bệnh khổng lồ lâu đời nhất từng được phát hiện.
Năm 1915, các chuyên gia bất ngờ tìm thấy một đầu xác ướp được phát hiện ở hầm mộ bị cướp phá ở nghĩa địa Deir el-Bersha, Ai Cập. Trong suốt nhiều thế kỷ, các chuyên gia cố gắng giải mã danh tính của chiếc đầu trên.
Theo nghiên cứu, ngôi mộ cổ trên thuộc về một quan chức tên Djehutynakht và vợ ông. Ngôi mộ đã bị những kẻ trộm mộ cướp phá, làm dịch chuyển xác ướp của hai vợ chồng khiến thi hài của họ không còn nguyên vẹn.
Mới đây, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã giải mã được thân thế của chiếc đầu xác ướp. Kết quả nghiên cứu được FBI công bố hồi tháng 3 trên chuyên san Genes.
Theo kết quả nghiên cứu của FBI, chiếc đầu xác ướp là nam giới, do đó nó thuộc về thống đốc Djehutynakht.
Năm 2010, các nhà khoa học khai quật một số ngôi mộ ở thành phố Imola, Italy. Trong số này, đáng chú ý là hài cốt nguyên vẹn của một phụ nữ trưởng thành với bộ xương của một bào thai nằm giữa hai chân.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra hài cốt người phụ nữ và bào thai 38 tuần tuổi trên có niên đại từ thế kỷ thứ 7 - 8 trước Công nguyên. Đây là một trường hợp “sinh trong quan tài” hiếm gặp.
Vào thời thời điểm chôn cất, hai mẹ con đã tử vong nhưng sau đó bào thai mới được đẩy ra khỏi tử cung của người mẹ bởi khí tích tụ trong tử thi.
Mời quý độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ, di hài còn nguyên vẹn (nguồn: VTC)