Lưu Phong (?-220) là con trai nuôi của Lưu Bị, vốn mang tên Khấu Phong, là cháu ngoại của dòng tộc họ Lưu ở quận Trường Sa - một chiến trường ác liệt thời Tam Quốc (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).Khi Lưu Bị đến Kinh Châu, ông vẫn chưa có con trai nào để thừa tự, bèn nhận Phong làm con nuôi, đổi sang họ Lưu. Vào thời điểm này, Lưu Bị đã có ý muốn để sau này Lưu Phong kế tục sự nghiệp của mình.Mắt nhìn người của Lưu Bị rất chuẩn xác. Trong thời kỳ Tam Quốc, ông vô cùng nổi tiếng vì giỏi nhìn người và dùng người. Những ai được Lưu Bị đề bạt bổ nhiệm, thông thường đều có thể phát huy hết khả năng của mình.Lưu Bị tính cho Lưu Phong làm người thừa kế, chứng tỏ trên người Lưu Phong có điểm khiến ông yêu thích, sau khi ông qua đời, có thể dẫn dắt bá quan văn võ của Thục Hán, hoàn thành tâm nguyện phò tá nhà Hán của ông.Tuy nhiên, khi Quan Vũ thất bại ở Kinh Châu, Lưu Bị giận lây sang Lưu Phong vì đã không đem quân sang cứu viện.Dù xuất sắc lập được nhiều công lao nhưng cuối cùng Lưu Phong lại chịu kết cục bi thảm. Do không ứng cứu Quan Vũ, đồng thời để mất quận Phòng Lăng, nên Lưu Phong bị trị tội tại Thành Đô.Gia Cát Lượng khuyên Lưu Bị nên giết Lưu Phong vì sau đại biến sẽ khó kiềm chế. Kết quả, Lưu Bị nghe theo và cuối cùng Lưu Phong bị cha nuôi ra lệnh xử tử vào năm 220.Lưu Bị nghe theo Gia Cát Lượng bởi lo ngại một ngày nào đó ông ra đi mà không kịp giải quyết vấn đề của Lưu Phong thì hậu quả sẽ rất thảm khốc.Trên thực tế, với uy tín và kinh nghiệm thực chiến của Lưu Phong ở Thục Hán, cùng thân phận là nghĩa tử "thừa kế", e rằng nay mai ngay cả Gia Cát Lượng cũng khó lòng khống chế được.Do đó, việc ra lệnh xử tử Lưu Phong với lý do không ứng cứu Quan Vũ thực ra chỉ là một cái cớ.Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung, chân dung Lưu Phong được mô tả gần sát với sử sách. Ông xuất hiện từ hồi 36 được Lưu Bị nhận làm con nuôi đến hồi 79 thì bị Lưu Bị xử tử.>>>Xem thêm video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi. Nguồn: Kienthucnet.
Lưu Phong (?-220) là con trai nuôi của Lưu Bị, vốn mang tên Khấu Phong, là cháu ngoại của dòng tộc họ Lưu ở quận Trường Sa - một chiến trường ác liệt thời Tam Quốc (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).
Khi Lưu Bị đến Kinh Châu, ông vẫn chưa có con trai nào để thừa tự, bèn nhận Phong làm con nuôi, đổi sang họ Lưu. Vào thời điểm này, Lưu Bị đã có ý muốn để sau này Lưu Phong kế tục sự nghiệp của mình.
Mắt nhìn người của Lưu Bị rất chuẩn xác. Trong thời kỳ Tam Quốc, ông vô cùng nổi tiếng vì giỏi nhìn người và dùng người. Những ai được Lưu Bị đề bạt bổ nhiệm, thông thường đều có thể phát huy hết khả năng của mình.
Lưu Bị tính cho Lưu Phong làm người thừa kế, chứng tỏ trên người Lưu Phong có điểm khiến ông yêu thích, sau khi ông qua đời, có thể dẫn dắt bá quan văn võ của Thục Hán, hoàn thành tâm nguyện phò tá nhà Hán của ông.
Tuy nhiên, khi Quan Vũ thất bại ở Kinh Châu, Lưu Bị giận lây sang Lưu Phong vì đã không đem quân sang cứu viện.
Dù xuất sắc lập được nhiều công lao nhưng cuối cùng Lưu Phong lại chịu kết cục bi thảm. Do không ứng cứu Quan Vũ, đồng thời để mất quận Phòng Lăng, nên Lưu Phong bị trị tội tại Thành Đô.
Gia Cát Lượng khuyên Lưu Bị nên giết Lưu Phong vì sau đại biến sẽ khó kiềm chế. Kết quả, Lưu Bị nghe theo và cuối cùng Lưu Phong bị cha nuôi ra lệnh xử tử vào năm 220.
Lưu Bị nghe theo Gia Cát Lượng bởi lo ngại một ngày nào đó ông ra đi mà không kịp giải quyết vấn đề của Lưu Phong thì hậu quả sẽ rất thảm khốc.
Trên thực tế, với uy tín và kinh nghiệm thực chiến của Lưu Phong ở Thục Hán, cùng thân phận là nghĩa tử "thừa kế", e rằng nay mai ngay cả Gia Cát Lượng cũng khó lòng khống chế được.
Do đó, việc ra lệnh xử tử Lưu Phong với lý do không ứng cứu Quan Vũ thực ra chỉ là một cái cớ.
Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung, chân dung Lưu Phong được mô tả gần sát với sử sách. Ông xuất hiện từ hồi 36 được Lưu Bị nhận làm con nuôi đến hồi 79 thì bị Lưu Bị xử tử.