Ngôi làng cổ Thái Cực tinh tượng Du Nguyên nằm ở huyện Vũ Nghĩa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc có bề dày lịch sử khoảng 800 năm tuổi. Được mệnh danh là "đệ nhất kỳ thôn”, ngôi làng này gây chú ý với bộ cục Bát Quái độc đáo.Bố cục Bát Quái xuất hiện ở nhiều nơi trong ngôi làng Du Nguyên. Trong đó, từ trên cao nhìn xuống, du khách sẽ nhìn thấy một dòng suối dài uốn lượn hình chữ S quanh những ngọn núi chính là ranh giới phân cách 2 phần âm dương của ngôi làng.Hình ảnh này tạo ra một Thái cực đồ cực lớn với đường kính khoảng 320m và diện tích khoảng 120 mẫu.Theo các chuyên gia phong thủy, Thái cực đồ được đặt ở cửa phía Bắc tạo thành một "đập khí", không chỉ giúp chặn không khí lạnh từ phía Bắc mà còn điều hòa và ngăn cản dòng khí tốt lành của ngôi làng Du Nguyên thoát ra ngoài.Thái cực đồ khổng lồ kết hợp với 11 ngọn núi xung quanh làng tạo thành hình 12 cung hoàng đạo. Đồng thời, 28 khu phức hợp tòa nhà cổ trong làng cũng được sắp xếp, bố trí theo hình bát quái, tương ứng 28 chòm sao trong tinh tượng.Việc sử dụng bố cục Bát Quái trong thiết kế đã giúp cho ngôi làng cổ Du Nguyên ít xảy ra thiên tai, lũ lụt. Một số ghi chép được lưu truyền đến ngày nay cho rằng, Lưu Bá Ôn - công thần khai quốc của nhà Minh đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự thay đổi này. Nhờ mưa thuận gió hòa, ít xảy ra thiên tai nên người dân ở Du Nguyên tập trung làm ăn nên kinh tế ngày càng khá giả.Đặc biệt, làng Du Nguyên còn là nơi nhiều nhân tài chào đời. Những nhân tài này thành công ở nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị... Trong đó, dưới triều nhà Minh và nhà Thanh, 293 người xuất thân từ làng Du Nguyên đã đỗ đạt cao trong các kỳ thi của triều đình. Nhờ vậy, ngôi làng cổ này được xem là vùng “địa linh nhân kiệt” nổi tiếng Trung Quốc.
Mời độc giả xem video: Ngôi làng của những đầu sư tử thổi lửa. Nguồn: VTV24.
Ngôi làng cổ Thái Cực tinh tượng Du Nguyên nằm ở huyện Vũ Nghĩa, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc có bề dày lịch sử khoảng 800 năm tuổi. Được mệnh danh là "đệ nhất kỳ thôn”, ngôi làng này gây chú ý với bộ cục Bát Quái độc đáo.
Bố cục Bát Quái xuất hiện ở nhiều nơi trong ngôi làng Du Nguyên. Trong đó, từ trên cao nhìn xuống, du khách sẽ nhìn thấy một dòng suối dài uốn lượn hình chữ S quanh những ngọn núi chính là ranh giới phân cách 2 phần âm dương của ngôi làng.
Hình ảnh này tạo ra một Thái cực đồ cực lớn với đường kính khoảng 320m và diện tích khoảng 120 mẫu.
Theo các chuyên gia phong thủy, Thái cực đồ được đặt ở cửa phía Bắc tạo thành một "đập khí", không chỉ giúp chặn không khí lạnh từ phía Bắc mà còn điều hòa và ngăn cản dòng khí tốt lành của ngôi làng Du Nguyên thoát ra ngoài.
Thái cực đồ khổng lồ kết hợp với 11 ngọn núi xung quanh làng tạo thành hình 12 cung hoàng đạo. Đồng thời, 28 khu phức hợp tòa nhà cổ trong làng cũng được sắp xếp, bố trí theo hình bát quái, tương ứng 28 chòm sao trong tinh tượng.
Việc sử dụng bố cục Bát Quái trong thiết kế đã giúp cho ngôi làng cổ Du Nguyên ít xảy ra thiên tai, lũ lụt. Một số ghi chép được lưu truyền đến ngày nay cho rằng, Lưu Bá Ôn - công thần khai quốc của nhà Minh đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự thay đổi này. Nhờ mưa thuận gió hòa, ít xảy ra thiên tai nên người dân ở Du Nguyên tập trung làm ăn nên kinh tế ngày càng khá giả.
Đặc biệt, làng Du Nguyên còn là nơi nhiều nhân tài chào đời. Những nhân tài này thành công ở nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, chính trị... Trong đó, dưới triều nhà Minh và nhà Thanh, 293 người xuất thân từ làng Du Nguyên đã đỗ đạt cao trong các kỳ thi của triều đình. Nhờ vậy, ngôi làng cổ này được xem là vùng “địa linh nhân kiệt” nổi tiếng Trung Quốc.
Mời độc giả xem video: Ngôi làng của những đầu sư tử thổi lửa. Nguồn: VTV24.