Nhà trưng bày lấy ý tưởng từ con dấu của vua Minh Mạng trong Sắc chỉ thành lập Hải đội đến Hoàng Sa năm 1835, để minh chứng mốc chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam. Công trình khởi công vào cuối năm 2015 với tổng mức đầu tư hơn 43 tỷ đồng, được xây dựng trên khu đất gần 1.300m2, với thiết kế 4 tầng. Trong ảnh: Cắt băng khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa.Tại đây, hệ thống hàng trăm tư liệu, hình ảnh, hiện vật trưng bày được bố trí theo 5 chủ đề: vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa, Hoàng Sa trong thư tịch cổ Việt Nam trước thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa trong thư tịch cổ thời nhà Nguyễn (1802-1945), bằng chứng chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1945 – 1974, bằng chứng chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay. Trong ảnh: Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa giới thiệu những tư liệu về Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa và Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.Phát biểu tại Lễ khánh thành, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng ông Huỳnh Đức Thơ bày tỏ: “Người Đà Nẵng cùng du khách thập phương có thể đến đây để tận mắt chứng kiến những bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của người Việt đối với quần đảo này. Nhưng quan trọng hơn là để luôn nhớ rằng cho đến tận hôm nay, thành phố Đà Nẵng vẫn chưa được hoàn toàn giải phóng bởi ngoài biển khơi còn nguyên một huyện bị ngoại bang chiếm đóng trái phép... Nhà Trưng bày Hoàng Sa sẽ làm cho tâm thức ấy càng sâu sắc hơn, khắc khoải hơn, củng cố thêm niềm tin sẽ có ngày huyện đảo thân yêu của chúng ta thoát được sự chiếm đóng của ngoại bang để trở về đoàn tụ trên thực tế với các quận huyện khác trong đất liền của thành phố Đà Nẵng. Tôi nói là đoàn tụ trên thực tế bởi chúng ta vẫn chưa đòi lại được Hoàng Sa, nhưng còn nhớ là chưa mất!”..Theo ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, Nhà trưng bày Hoàng Sa là thiết chế văn hóa, lịch sử có ý nghĩa chính trị rất quan trọng, như một dấu mốc chủ quyền để khẳng định, minh chứng một cách sinh động, trực quan về quá trình khai phá, xác lập, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Những tư liệu, hình ảnh trưng bày cũng phản ánh trung thực sự thật lịch sử, tố cáo sự xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Trong ảnh: Những hình ảnh tư liệu về Hải chiến Hoàng Sa. Ảnh: Thanh Trần.“Đây còn là một địa chỉ phổ biến, giáo dục kiến thức, nhận thức về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc cho thế hệ trẻ được tốt hơn. Đồng thời giới thiệu cho du khách, bạn bè quốc tế thấy rõ sự chiếm đóng trái phép của Trung Quốc”, ông Võ Ngọc Đồng nói. Trong ảnh: Bức ảnh giếng nước ngọt trên đảo Hoàng Sa được chụp năm 1959.Những bức ảnh quý hiếm về hoạt động tại Hoàng Sa. Ảnh: Thanh Trần.Ngay trong ngày khnh thành, đông đảo người dân, chiến sĩ, học sinh, sinh viên đã đến tham quan. Nhà trưng bày sẽ mở cửa từ 7h30 – 11h30, 13h30-17h30 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Ảnh: Thanh Trần.Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam thời nhà Nguyễn.Lá cờ rộng 100m2 do cụ bà Phạm Thị Phấn (Hải Dương) tặng huyện Hoàng Sa. Ảnh: Thanh Trần.Nhà trưng bày với thiết kế lá cờ đỏ sao vàng phía trước, hướng mặt ra biển Đông. Ảnh: Thanh Trần.
Nhà trưng bày lấy ý tưởng từ con dấu của vua Minh Mạng trong Sắc chỉ thành lập Hải đội đến Hoàng Sa năm 1835, để minh chứng mốc chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam. Công trình khởi công vào cuối năm 2015 với tổng mức đầu tư hơn 43 tỷ đồng, được xây dựng trên khu đất gần 1.300m2, với thiết kế 4 tầng. Trong ảnh: Cắt băng khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa.
Tại đây, hệ thống hàng trăm tư liệu, hình ảnh, hiện vật trưng bày được bố trí theo 5 chủ đề: vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa, Hoàng Sa trong thư tịch cổ Việt Nam trước thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa trong thư tịch cổ thời nhà Nguyễn (1802-1945), bằng chứng chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1945 – 1974, bằng chứng chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa từ năm 1974 đến nay. Trong ảnh: Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa giới thiệu những tư liệu về Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa và Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ.
Phát biểu tại Lễ khánh thành, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng ông Huỳnh Đức Thơ bày tỏ: “Người Đà Nẵng cùng du khách thập phương có thể đến đây để tận mắt chứng kiến những bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của người Việt đối với quần đảo này. Nhưng quan trọng hơn là để luôn nhớ rằng cho đến tận hôm nay, thành phố Đà Nẵng vẫn chưa được hoàn toàn giải phóng bởi ngoài biển khơi còn nguyên một huyện bị ngoại bang chiếm đóng trái phép... Nhà Trưng bày Hoàng Sa sẽ làm cho tâm thức ấy càng sâu sắc hơn, khắc khoải hơn, củng cố thêm niềm tin sẽ có ngày huyện đảo thân yêu của chúng ta thoát được sự chiếm đóng của ngoại bang để trở về đoàn tụ trên thực tế với các quận huyện khác trong đất liền của thành phố Đà Nẵng. Tôi nói là đoàn tụ trên thực tế bởi chúng ta vẫn chưa đòi lại được Hoàng Sa, nhưng còn nhớ là chưa mất!”..
Theo ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, Nhà trưng bày Hoàng Sa là thiết chế văn hóa, lịch sử có ý nghĩa chính trị rất quan trọng, như một dấu mốc chủ quyền để khẳng định, minh chứng một cách sinh động, trực quan về quá trình khai phá, xác lập, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Những tư liệu, hình ảnh trưng bày cũng phản ánh trung thực sự thật lịch sử, tố cáo sự xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Trong ảnh: Những hình ảnh tư liệu về Hải chiến Hoàng Sa. Ảnh: Thanh Trần.
“Đây còn là một địa chỉ phổ biến, giáo dục kiến thức, nhận thức về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc cho thế hệ trẻ được tốt hơn. Đồng thời giới thiệu cho du khách, bạn bè quốc tế thấy rõ sự chiếm đóng trái phép của Trung Quốc”, ông Võ Ngọc Đồng nói. Trong ảnh: Bức ảnh giếng nước ngọt trên đảo Hoàng Sa được chụp năm 1959.
Những bức ảnh quý hiếm về hoạt động tại Hoàng Sa. Ảnh: Thanh Trần.
Ngay trong ngày khnh thành, đông đảo người dân, chiến sĩ, học sinh, sinh viên đã đến tham quan. Nhà trưng bày sẽ mở cửa từ 7h30 – 11h30, 13h30-17h30 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Ảnh: Thanh Trần.
Hoàng Sa trong thư tịch cổ của Việt Nam thời nhà Nguyễn.
Lá cờ rộng 100m2 do cụ bà Phạm Thị Phấn (Hải Dương) tặng huyện Hoàng Sa. Ảnh: Thanh Trần.
Nhà trưng bày với thiết kế lá cờ đỏ sao vàng phía trước, hướng mặt ra biển Đông. Ảnh: Thanh Trần.