Lời nguyền của Vua Tut được cho là bắt đầu ứng nghiệm vào năm 1922. Khi ấy, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và các cộng sự tìm thấy lăng mộ của pharaoh Ai Cập Tutankhamun tại Thung lũng các vị vua.Kể từ đó, 22 người trong đoàn khảo cổ lần lượt qua đời một cách bí ẩn. Người ta cho rằng những cái chết này liên quan đến lời nguyền trong mộ Vua Tut sau khi mở cửa lăng mộ.Lời nguyền của Vua Tut được cho là ứng nghiệm khi bất cứ ai xâm phạm nơi an nghỉ ngàn thu của nhà vua Ai Cập. Những người vướng phải lời nguyền sẽ gặp phải những chuyện xui xẻo, mắc bệnh tật, thậm chí là tử vong.Trong số những trường hợp được cho là mất mạng vì lời nguyền Vua Tut có George Herbert. Vị bá tước người Anh này chính là người bảo trợ chính cho dự án khảo cổ tìm kiếm lăng mộ của pharaoh Tutankhamun.1 tháng sau khi đặt chân vào lăng mộ của Tutankhamun, ông Herbert qua đời một cách đột ngột và kỳ lạ. Cụ thể, ông Herbert bị muỗi đốt và vô tình cắt phải vết muỗi đốt khi đang cạo râu. Điều này khiến vết thương của ông bị nhiễm trùng trước khi qua đời vì nhiễm độc máu.Kỳ bí hơn, người ta cho hay xác ướp của Vua Tutankhamun cũng có vết muỗi đốt ở cùng vị trí của ông Herbert. Từ đây, nhiều người tin rằng ông Herbert là một trong những nạn nhân thiệt mạng vì "đánh thức" lời nguyền chết chóc.Trước sự việc bí ẩn này, một số nhà khoa học cho rằng lời nguyền Vua Tut không hề có thật.Những nhà khoa học tin vào quan điểm này cho rằng từ thời cổ đại, người Ai Cập có hiểu biết sâu rộng về chất độc. Rất có thể người Ai Cập thời cổ đại đã bố trí chất độc để chúng lan tỏa ra môi trường xung quanh nếu như có người mở cửa mộ.Vì vậy, khi nhóm của nhà khảo cổ Howard Carter, trong đó có cả ông Herbert đặt chân vào lăng mộ của Vua Tutankhamun thì vô tình nhiễm hóa chất độc hại tích tụ trong mộ cổ suốt nhiều thế kỷ.Theo thời gian và tùy từng thể trạng của mỗi người mà 22 người trong nhóm khảo cổ của Howard Carter lần lượt bỏ mạng. Đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, giới khoa học chưa tìm ra bằng chứng chứng minh quan điểm này. video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)
Lời nguyền của Vua Tut được cho là bắt đầu ứng nghiệm vào năm 1922. Khi ấy, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và các cộng sự tìm thấy lăng mộ của pharaoh Ai Cập Tutankhamun tại Thung lũng các vị vua.
Kể từ đó, 22 người trong đoàn khảo cổ lần lượt qua đời một cách bí ẩn. Người ta cho rằng những cái chết này liên quan đến lời nguyền trong mộ Vua Tut sau khi mở cửa lăng mộ.
Lời nguyền của Vua Tut được cho là ứng nghiệm khi bất cứ ai xâm phạm nơi an nghỉ ngàn thu của nhà vua Ai Cập. Những người vướng phải lời nguyền sẽ gặp phải những chuyện xui xẻo, mắc bệnh tật, thậm chí là tử vong.
Trong số những trường hợp được cho là mất mạng vì lời nguyền Vua Tut có George Herbert. Vị bá tước người Anh này chính là người bảo trợ chính cho dự án khảo cổ tìm kiếm lăng mộ của pharaoh Tutankhamun.
1 tháng sau khi đặt chân vào lăng mộ của Tutankhamun, ông Herbert qua đời một cách đột ngột và kỳ lạ. Cụ thể, ông Herbert bị muỗi đốt và vô tình cắt phải vết muỗi đốt khi đang cạo râu. Điều này khiến vết thương của ông bị nhiễm trùng trước khi qua đời vì nhiễm độc máu.
Kỳ bí hơn, người ta cho hay xác ướp của Vua Tutankhamun cũng có vết muỗi đốt ở cùng vị trí của ông Herbert. Từ đây, nhiều người tin rằng ông Herbert là một trong những nạn nhân thiệt mạng vì "đánh thức" lời nguyền chết chóc.
Trước sự việc bí ẩn này, một số nhà khoa học cho rằng lời nguyền Vua Tut không hề có thật.
Những nhà khoa học tin vào quan điểm này cho rằng từ thời cổ đại, người Ai Cập có hiểu biết sâu rộng về chất độc. Rất có thể người Ai Cập thời cổ đại đã bố trí chất độc để chúng lan tỏa ra môi trường xung quanh nếu như có người mở cửa mộ.
Vì vậy, khi nhóm của nhà khảo cổ Howard Carter, trong đó có cả ông Herbert đặt chân vào lăng mộ của Vua Tutankhamun thì vô tình nhiễm hóa chất độc hại tích tụ trong mộ cổ suốt nhiều thế kỷ.
Theo thời gian và tùy từng thể trạng của mỗi người mà 22 người trong nhóm khảo cổ của Howard Carter lần lượt bỏ mạng. Đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, giới khoa học chưa tìm ra bằng chứng chứng minh quan điểm này.
video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)