Một vụ nổ chấn động thế giới mãi chưa tìm ra lời giải là sự hủy diệt của một thành phố cổ đại ở Moenjodaro, Pakistan. Các nhà khảo cổ đã phát hiện tàn tích của một thành phố có niên đại khoảng 5.000 năm tuổi. Di chỉ này được gọi là Mohenjo Daro, có nghĩa là “Hang chết chóc” hay còn gọi là “Gò chết hạt nhân”.Theo các chuyên gia, trong khoảng thời gian từ năm 1900 trước Công nguyên - 1600 trước Công nguyên, nền văn minh Mohenjo Daro đang phát triển rực rỡ đột ngột sụp đổ hoàn toàn. Vào năm 1992, họ đã tìm thấy chứng cứ của rất nhiều vụ nổ mạnh xảy ra ở khu vực này.Giới nghiên cứu phát hiện tất cả những kiến trúc ở trung tâm vụ nổ đều biến thành tro tàn. Ở xa hơn một chút là rất nhiều bộ hài cốt. Họ đều có cái chết bất ngờ, nhanh chóng nên không cảm nhận được sự đau đớn.Điều kỳ lạ là trong số những bộ hài cốt được tìm thấy đều chứa những chất phóng xạ rất mạnh. Từ đây, một giả thuyết cho rằng, nền văn minh Mohenjo Daro có thể đã diệt vong sau một cuộc tập kích bằng hạt nhân. Tuy nhiên, giới chuyên gia chưa tìm được bằng chứng để xác thực vũ khí hạt nhân có từ hơn 4.000 năm trước.Vào sáng ngày 20/5/1625, người dân tại cố đô Bắc Kinh của triều Minh bất ngờ nghe thấy một tiếng nổ lớn. Sau đó, một trận động đất mạnh xảy ra khiến nhiều nhà cửa bị phá hủy, bầu trời bỗng trở nên tối đen, bụi bay mù mịt…Không chỉ nhiều nhà cửa, đường xá... bị phá hủy, vụ nổ bí ẩn này còn khiến không ít người thiệt mạng, gia súc chết trong tình trạng không nguyên vẹn.Kỳ bí hơn, một số người may mắn sống sót kể rằng, vào giây phút tai họa ập đến, quần áo đang mặc trên người đều bị cuốn bay đến nơi khác cách xa hàng trăm km cùng với nhiều vật dụng như bát đĩa, trang sức... Đến nay, giới khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu vụ nổ bí ẩn trên thực chất là gì, nguyên nhân dẫn đến vụ nổ.Một vụ nổ bí ẩn làm rung chuyển khu vực sông Stony Tunguska, Siberia xảy ra vào khoảng 7h17 ngày 30/6/1908. Vụ nổ đã làm đổ, gãy khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 km2. Cùng với đó là nhiều cửa kính của người dân bị vỡ vụn và nhiều người bị ngã nhào xuống đất do rung chấn.Theo nghiên cứu của các chuyên gia, năng lượng của vụ nổ trên ước tính trong khoảng 10 - 20 triệu tấn thuốc nổ TNT (gấp 1.000 sức mạnh của quả bom nguyên tử từng thả xuống thành phố Hiroshima trong Thế chiến 2).Trong suốt nhiều năm, giới nghiên cứu nỗ lực giải mã vụ nổ Tunguska. Các nhà khoa học suy đoán “thủ phạm” gây ra vụ nổ kinh hoàng trên có thể là một sao chổi hoặc một thiên thạch. Dù vậy, chưa có giả thuyết nào được chứng minh là chính xác.Mời độc giả xem video: Ngày này năm xưa: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.
Một vụ nổ chấn động thế giới mãi chưa tìm ra lời giải là sự hủy diệt của một thành phố cổ đại ở Moenjodaro, Pakistan. Các nhà khảo cổ đã phát hiện tàn tích của một thành phố có niên đại khoảng 5.000 năm tuổi. Di chỉ này được gọi là Mohenjo Daro, có nghĩa là “Hang chết chóc” hay còn gọi là “Gò chết hạt nhân”.
Theo các chuyên gia, trong khoảng thời gian từ năm 1900 trước Công nguyên - 1600 trước Công nguyên, nền văn minh Mohenjo Daro đang phát triển rực rỡ đột ngột sụp đổ hoàn toàn. Vào năm 1992, họ đã tìm thấy chứng cứ của rất nhiều vụ nổ mạnh xảy ra ở khu vực này.
Giới nghiên cứu phát hiện tất cả những kiến trúc ở trung tâm vụ nổ đều biến thành tro tàn. Ở xa hơn một chút là rất nhiều bộ hài cốt. Họ đều có cái chết bất ngờ, nhanh chóng nên không cảm nhận được sự đau đớn.
Điều kỳ lạ là trong số những bộ hài cốt được tìm thấy đều chứa những chất phóng xạ rất mạnh. Từ đây, một giả thuyết cho rằng, nền văn minh Mohenjo Daro có thể đã diệt vong sau một cuộc tập kích bằng hạt nhân. Tuy nhiên, giới chuyên gia chưa tìm được bằng chứng để xác thực vũ khí hạt nhân có từ hơn 4.000 năm trước.
Vào sáng ngày 20/5/1625, người dân tại cố đô Bắc Kinh của triều Minh bất ngờ nghe thấy một tiếng nổ lớn. Sau đó, một trận động đất mạnh xảy ra khiến nhiều nhà cửa bị phá hủy, bầu trời bỗng trở nên tối đen, bụi bay mù mịt…
Không chỉ nhiều nhà cửa, đường xá... bị phá hủy, vụ nổ bí ẩn này còn khiến không ít người thiệt mạng, gia súc chết trong tình trạng không nguyên vẹn.
Kỳ bí hơn, một số người may mắn sống sót kể rằng, vào giây phút tai họa ập đến, quần áo đang mặc trên người đều bị cuốn bay đến nơi khác cách xa hàng trăm km cùng với nhiều vật dụng như bát đĩa, trang sức... Đến nay, giới khoa học vẫn đang nỗ lực nghiên cứu vụ nổ bí ẩn trên thực chất là gì, nguyên nhân dẫn đến vụ nổ.
Một vụ nổ bí ẩn làm rung chuyển khu vực sông Stony Tunguska, Siberia xảy ra vào khoảng 7h17 ngày 30/6/1908. Vụ nổ đã làm đổ, gãy khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 km2. Cùng với đó là nhiều cửa kính của người dân bị vỡ vụn và nhiều người bị ngã nhào xuống đất do rung chấn.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, năng lượng của vụ nổ trên ước tính trong khoảng 10 - 20 triệu tấn thuốc nổ TNT (gấp 1.000 sức mạnh của quả bom nguyên tử từng thả xuống thành phố Hiroshima trong Thế chiến 2).
Trong suốt nhiều năm, giới nghiên cứu nỗ lực giải mã vụ nổ Tunguska. Các nhà khoa học suy đoán “thủ phạm” gây ra vụ nổ kinh hoàng trên có thể là một sao chổi hoặc một thiên thạch. Dù vậy, chưa có giả thuyết nào được chứng minh là chính xác.
Mời độc giả xem video: Ngày này năm xưa: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.