Tọa lạc ở độ cao 106 mét trên đỉnh núi Thiên Ấn, bên tả ngạn sông Trà Khúc, địa phận thành phố Quảng Ngãi, chùa Thiên Ấn là ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Xung quanh ngôi chùa này có nhiều giai thoại ly kỳ được người dân lưu truyền. Giai thoại đầu tiên liên quan đến sự khởi lập ngôi chùa. Theo lời kể, thuở ban đầu, núi Thiên Ấn có nhiều loại thú dữ, rắn độc nên người dân chỉ dám nhặt củi dưới núi. Nhưng có một ngày, một nhóm dân cư địa phương đã phát hiện con đường mòn lên núi.Họ đi theo con đường đó và gặp một nhà tu hành đang thiền định trong am đơn sơ giữa núi rừng. Vị thiền sư xưng là Pháp Hóa, có dung mạo toát lên lòng từ bi và trí huệ. Ngài đã giảng cho mọi người về đạo Phật và lẽ nhân sinh.Càng về sau, nhiều người dân đến thảo am để nghe giảng Phật pháp. Kể từ đó, danh tiếng của am và vị thiền sư lan rộng khắp nơi và truyền đến tai chúa Nguyễn Phúc Chu. Am do ngài lập được chúa ban tặng biển ngạch “Sắc Tứ Thiên Ấn Tự”.Đó là lịch sử hình thành của chùa Thiên Ấn. Và thiền sư Pháp Hóa chính là vị Tổ sư sáng lập nên ngôi chùa danh tiếng này.Giai thoại thứ hai kể về cái “giếng Phật” trong sân chùa. Theo đó, vào một năm nọ, số lượng Phật tử đến chùa ngày càng tăng nên vị sư trụ trì mới nghĩ cách đào một cái giếng để đáp ứng được sinh hoạt hàng ngày của chùa.Và nhà sư được báo mộng rằng khi đào giếng ở phía Đông chùa, họ sẽ gặp phải một tảng đá lớn. Họ chỉ cần bỏ tảng đá này đi sẽ thấy được mạch nước.Quả đúng như vậy, khi đào giếng, mọi người gặp phải một tảng lớn và rất khó đào lên. Lúc bấy giờ có một vị sư trẻ đến giúp họ. Kể từ khi nhà sư này xuất hiện, mọi việc trở nên nhẹ nhàng lạ thường, chẳng mấy chốc tảng đá đã được di dời.Khi mạch nước được lộ diện, dòng nước phun lên mạnh mẽ, vị sư trụ trì cao tuổi đã thỏa sức uống và vục mặt vào dòng nước. Đến khi bình tâm lại thì ông đã chẳng còn thấy vị sư trẻ đó đâu nữa. Người đời tin rằng nhà sư trẻ chính là một vị Phật hiện thân và gọi giếng là “giếng Phật”.Giai thoại thứ ba là về quả “chuông thần”. Giai thoại gắn với một quả chuông được treo trong điện thờ của chùa Thiên Ấn. Quả chuông này rất lớn, mỗi lần gõ, tiếng chuông sẽ vang vọng khắp vùng.Quả chuông được đúc tại làng Chí Thượng, nay là xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức. Tương truyền rằng, khi quả chuông được hoàn thành thì đánh mãi không kêu.Vị thiền sư Bảo Ấn - tổ sư thứ ba của chùa - trong lúc hành thiền thì được báo mộng bởi một vị hộ pháp. Vị hộ pháp đó bảo vị sư đến làng Chí Thượng thỉnh quả chuông ấy về.Và sau khi thỉnh về và cầu nguyện thì tiếng chuông mỗi khi được đánh đã vang vọng khắp vùng như ngày nay...Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Tọa lạc ở độ cao 106 mét trên đỉnh núi Thiên Ấn, bên tả ngạn sông Trà Khúc, địa phận thành phố Quảng Ngãi, chùa Thiên Ấn là ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Xung quanh ngôi chùa này có nhiều giai thoại ly kỳ được người dân lưu truyền.
Giai thoại đầu tiên liên quan đến sự khởi lập ngôi chùa. Theo lời kể, thuở ban đầu, núi Thiên Ấn có nhiều loại thú dữ, rắn độc nên người dân chỉ dám nhặt củi dưới núi. Nhưng có một ngày, một nhóm dân cư địa phương đã phát hiện con đường mòn lên núi.
Họ đi theo con đường đó và gặp một nhà tu hành đang thiền định trong am đơn sơ giữa núi rừng. Vị thiền sư xưng là Pháp Hóa, có dung mạo toát lên lòng từ bi và trí huệ. Ngài đã giảng cho mọi người về đạo Phật và lẽ nhân sinh.
Càng về sau, nhiều người dân đến thảo am để nghe giảng Phật pháp. Kể từ đó, danh tiếng của am và vị thiền sư lan rộng khắp nơi và truyền đến tai chúa Nguyễn Phúc Chu. Am do ngài lập được chúa ban tặng biển ngạch “Sắc Tứ Thiên Ấn Tự”.
Đó là lịch sử hình thành của chùa Thiên Ấn. Và thiền sư Pháp Hóa chính là vị Tổ sư sáng lập nên ngôi chùa danh tiếng này.
Giai thoại thứ hai kể về cái “giếng Phật” trong sân chùa. Theo đó, vào một năm nọ, số lượng Phật tử đến chùa ngày càng tăng nên vị sư trụ trì mới nghĩ cách đào một cái giếng để đáp ứng được sinh hoạt hàng ngày của chùa.
Và nhà sư được báo mộng rằng khi đào giếng ở phía Đông chùa, họ sẽ gặp phải một tảng đá lớn. Họ chỉ cần bỏ tảng đá này đi sẽ thấy được mạch nước.
Quả đúng như vậy, khi đào giếng, mọi người gặp phải một tảng lớn và rất khó đào lên. Lúc bấy giờ có một vị sư trẻ đến giúp họ. Kể từ khi nhà sư này xuất hiện, mọi việc trở nên nhẹ nhàng lạ thường, chẳng mấy chốc tảng đá đã được di dời.
Khi mạch nước được lộ diện, dòng nước phun lên mạnh mẽ, vị sư trụ trì cao tuổi đã thỏa sức uống và vục mặt vào dòng nước. Đến khi bình tâm lại thì ông đã chẳng còn thấy vị sư trẻ đó đâu nữa. Người đời tin rằng nhà sư trẻ chính là một vị Phật hiện thân và gọi giếng là “giếng Phật”.
Giai thoại thứ ba là về quả “chuông thần”. Giai thoại gắn với một quả chuông được treo trong điện thờ của chùa Thiên Ấn. Quả chuông này rất lớn, mỗi lần gõ, tiếng chuông sẽ vang vọng khắp vùng.
Quả chuông được đúc tại làng Chí Thượng, nay là xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức. Tương truyền rằng, khi quả chuông được hoàn thành thì đánh mãi không kêu.
Vị thiền sư Bảo Ấn - tổ sư thứ ba của chùa - trong lúc hành thiền thì được báo mộng bởi một vị hộ pháp. Vị hộ pháp đó bảo vị sư đến làng Chí Thượng thỉnh quả chuông ấy về.
Và sau khi thỉnh về và cầu nguyện thì tiếng chuông mỗi khi được đánh đã vang vọng khắp vùng như ngày nay...
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.