Thẻ xanh COVID-19 được định nghĩa là một chứng nhận cho thấy người mang theo đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ (2-4 tuần sau khi tiêm đủ liều vắc xin), hoặc được chứng nhận đã khỏi COVID-19 và đã có kháng thể chống lại virus (thường là trong vòng 6 tháng sau khi mắc bệnh).Hiện đa số các nước phát triển thẻ xanh COVID-19 đều xây dựng dựa trên nền tảng điện tử, cho phép người dân truy cập thông qua mã QR trên điện thoại thông minh.Từ tháng 3, Ủy ban châu Âu đã công bố "chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19” (EUDCC) dành cho việc di chuyển trong liên minh. Thậm chí đã có một số quốc gia châu Âu cũng tận dụng sử dụng EUDCC cho di chuyển nội địa.Trong khi chính phủ Anh tạm nói không với “thẻ xanh COVID-19” thì nhiều quốc gia châu Âu vẫn áp dụng chương trình này, trong đó phải kể tới các nước như: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Cyprus, Hungary, Ireland, Italy, Luxembourg, Slovenia, Hà Lan và Bồ Đào Nha.Nếu mục đích chính của “thẻ xanh COVID-19” là tăng số lượng người tiêm chủng thì đối với những quốc gia vẫn tồn tại nhiều tâm lý chần chừ tiêm vắc xin như Pháp, việc áp dụng chương trình này dường như đã đem lại thành công.Về cách sử dụng “thẻ xanh COVID-19” mỗi quốc gia lại có một quy định khác nhau. Chương trình thẻ xanh COVID-19 của Italy được chính thức phát hành kể từ tháng 7.Việc xuất trình thẻ xanh là bắt buộc ở phần lớn các địa điểm công cộng, không chỉ dành cho người tiêu dùng mà cả người lao động tại các văn phòng và doanh nghiệp.Hiện giới chức Italy đang tiếp tục siết chặt quy định về sử dụng thẻ xanh COVID-19, yêu cầu xuất trình thẻ xanh với phần lớn học sinh sinh viên, và người đi máy bay nội địa, tàu hỏa hoặc xe buýt liên vùng kể từ tháng 9.Tương tự như Italy, chương trình thẻ xanh của Pháp được áp dụng tại phần lớn địa điểm công cộng như nhà hàng, quán café, trên các phương tiện giao thông công cộng và những sự kiện có trên 1.000 người tham dự. Đây được xem là được xem là một trong những quy định thẻ xanh COVID-19 nghiêm ngặt nhất ở châu Âu, nhằm hối thúc người dân đi tiêm chủng trong bối cảnh biến thể Delta có dấu hiệu lây lan mạnh tại nước này.Nhiều báo chí quốc tế không có sự phân biệt rạch ròi giữa các khái niệm "thẻ xanh COVID-19" và "hộ chiếu vắc xin", bởi về mặt kỹ thuật thì hai loại hình này có nhiều điểm tương đồng.Về chức năng, hộ chiếu vắc xin phục vụ cho việc đi lại xuyên biên giới, do đó cần có sự công nhận cả ở điểm đi và điểm đến; còn thẻ xanh COVID-19 có thể được triển khai trong một quốc gia để hướng tới các hoạt động kinh tế - xã hội nội địa.Mời các bạn xem video: Thông điệp 5K phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Nguồn: THTPCT.
Thẻ xanh COVID-19 được định nghĩa là một chứng nhận cho thấy người mang theo đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ (2-4 tuần sau khi tiêm đủ liều vắc xin), hoặc được chứng nhận đã khỏi COVID-19 và đã có kháng thể chống lại virus (thường là trong vòng 6 tháng sau khi mắc bệnh).
Hiện đa số các nước phát triển thẻ xanh COVID-19 đều xây dựng dựa trên nền tảng điện tử, cho phép người dân truy cập thông qua mã QR trên điện thoại thông minh.
Từ tháng 3, Ủy ban châu Âu đã công bố "chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19” (EUDCC) dành cho việc di chuyển trong liên minh. Thậm chí đã có một số quốc gia châu Âu cũng tận dụng sử dụng EUDCC cho di chuyển nội địa.
Trong khi chính phủ Anh tạm nói không với “thẻ xanh COVID-19” thì nhiều quốc gia châu Âu vẫn áp dụng chương trình này, trong đó phải kể tới các nước như: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Cyprus, Hungary, Ireland, Italy, Luxembourg, Slovenia, Hà Lan và Bồ Đào Nha.
Nếu mục đích chính của “thẻ xanh COVID-19” là tăng số lượng người tiêm chủng thì đối với những quốc gia vẫn tồn tại nhiều tâm lý chần chừ tiêm vắc xin như Pháp, việc áp dụng chương trình này dường như đã đem lại thành công.
Về cách sử dụng “thẻ xanh COVID-19” mỗi quốc gia lại có một quy định khác nhau. Chương trình thẻ xanh COVID-19 của Italy được chính thức phát hành kể từ tháng 7.
Việc xuất trình thẻ xanh là bắt buộc ở phần lớn các địa điểm công cộng, không chỉ dành cho người tiêu dùng mà cả người lao động tại các văn phòng và doanh nghiệp.
Hiện giới chức Italy đang tiếp tục siết chặt quy định về sử dụng thẻ xanh COVID-19, yêu cầu xuất trình thẻ xanh với phần lớn học sinh sinh viên, và người đi máy bay nội địa, tàu hỏa hoặc xe buýt liên vùng kể từ tháng 9.
Tương tự như Italy, chương trình thẻ xanh của Pháp được áp dụng tại phần lớn địa điểm công cộng như nhà hàng, quán café, trên các phương tiện giao thông công cộng và những sự kiện có trên 1.000 người tham dự. Đây được xem là được xem là một trong những quy định thẻ xanh COVID-19 nghiêm ngặt nhất ở châu Âu, nhằm hối thúc người dân đi tiêm chủng trong bối cảnh biến thể Delta có dấu hiệu lây lan mạnh tại nước này.
Nhiều báo chí quốc tế không có sự phân biệt rạch ròi giữa các khái niệm "thẻ xanh COVID-19" và "hộ chiếu vắc xin", bởi về mặt kỹ thuật thì hai loại hình này có nhiều điểm tương đồng.
Về chức năng, hộ chiếu vắc xin phục vụ cho việc đi lại xuyên biên giới, do đó cần có sự công nhận cả ở điểm đi và điểm đến; còn thẻ xanh COVID-19 có thể được triển khai trong một quốc gia để hướng tới các hoạt động kinh tế - xã hội nội địa.