Nhà Nguyễn (1802 – 1945) là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Triều Nguyễn đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19. Nhờ có các nhiếp ảnh gia, một phần ký ức lịch sử đã được lưu lại. Trong ảnh là chân dung vua Thành Thái (1889-1907) trong bộ triều phục.Một vương phi già trong triều đình Huế. Theo sách "Đời sống trong cung đình triều Nguyễn", cung phi thời nhà Nguyễn phải kiêng nhiều thứ. Ví dụ, không được nói chữ xấu, gở, thô tục như đui, què, phong, hủi, máu me, chết…Khi vua đau ốm phải gọi là “se”, "siết", "vi dạng"; vua thức dậy gọi là "tánh", vua đi chơi là "ngự dạo", vua chết là "băng hà"...Thái tử Bảo Long, con vua Bảo Đại, ảnh chụp năm 1936. Đây là vị hoàng thái tử cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam. Ông là đích trưởng tử của Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.Các quan hành lễ trước điện Thái Hòa. Sân chầu trong điện Thái Hòa còn được gọi là Bái đình hay Long trì (sân rồng). Các quan đại thần đứng sắp hàng theo phẩm hàm, quay mặt vào Điện Thái Hòa làm lễ đại triều. Ở trong Điện Thái Hòa chỉ có Vua ngự trên ngai vàng, các Hoàng thân và 4 vị đại thần cao nhất (tứ trụ) đứng chầu.Vua Khải Định bên cạnh các quan cố vấn triều đình. Vua Khải Định thăng hà vào ngày 6/11/1925 vì bệnh lao phổi, một trong tứ chứng nan y thời đó, sau lễ mừng 40 tuổi hơn 1 năm.Vua Khải Định ăn trưa tại điện Cần Chánh. Theo tư liệu, mỗi bữa ăn của vua có 35 món thực phẩm, với đủ các loại của ngon vật lạ. Cơm được nấu trong loại nồi đất đặc biệt, được nghệ nhân vùng Phong Điền làm riêng cho hoàng cung, chỉ dùng đúng một lần duy nhất, sau đó đập vỡ. Việc nấu các món ngự thiện phải sạch sẽ, nếu không, sở Thượng Thiện sẽ bị phạt rất nặng.Lễ thiết triều của các quan lại triều Nguyễn, ảnh chụp năm 1926. Lễ đại triều chỉ diễn ra trong vòng một giờ đồng hồ.Bà Chúa Nhất, trưởng nữ của vua Dục Đức, chị cả của vua Thành Thái, ảnh chụp năm 1931. Bà đã lập ra và huấn luyện đội ca vũ tuồng cung đình Huế ngay trong phủ của mình, và cho trình diễn trong hoàng cung từ cuối triều Thành Thái, qua các triều Duy Tân, Khải Định, và Bảo Đại.Hai vị quan phục vụ trong triều, ảnh chụp tại Huế năm 1931.Chân dung vua Bảo Đại, ảnh chụp năm 1928. Vua Bảo Đại tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông là vị hoàng đế thứ 13, vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.Hoàng hậu Nam Phương tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà sinh năm 1914 tại Sài Gòn, con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính và là cháu ngoại ông huyện Sĩ ở Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20.Nam Phương hoàng hậu được coi là một trong những phụ nữ Việt Nam đẹp nhất trong lịch sử, được ví như "hương thơm của miền Nam". Bảo Đại sau này viết lại trong hồi ký rằng: "Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê".Nam Phương hoàng hậu trong lễ tấn phong năm 1934. Việc bà được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các bà vợ vua triều Nguyễn. Mười hai đời vua Nguyễn trước kia, vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậụ.Hai người vợ của vua Thành Thái năm 1907. Thành Thái là một trong những vua có nhiều vợ con. Theo thống kê của Nguyễn Phước tộc thế phả ông có tới 19 hoàng tử và 26 hoàng nữ. Ông tuyển lựa phi tần rất dễ dàng và có nhiều giai thoại đặc biệt về việc này.Vua Duy Tân chụp cùng quan lại trong triều năm 1907. Vua Duy Tân lên ngôi lúc mới 7 tuổi, song với tư chất thông minh và cương vị người đứng đầu triều đình, ông trưởng thành rất sớm.Vua Duy Tân ngồi trên kiệu, ảnh chụp năm 1907.Một vị quan triều Nguyễn chụp cùng với vợ của mình năm 1899. Ảnh trong bài viết: Sưu tầm.
Nhà Nguyễn (1802 – 1945) là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Triều Nguyễn đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19. Nhờ có các nhiếp ảnh gia, một phần ký ức lịch sử đã được lưu lại. Trong ảnh là chân dung vua Thành Thái (1889-1907) trong bộ triều phục.
Một vương phi già trong triều đình Huế. Theo sách "Đời sống trong cung đình triều Nguyễn", cung phi thời nhà Nguyễn phải kiêng nhiều thứ. Ví dụ, không được nói chữ xấu, gở, thô tục như đui, què, phong, hủi, máu me, chết…Khi vua đau ốm phải gọi là “se”, "siết", "vi dạng"; vua thức dậy gọi là "tánh", vua đi chơi là "ngự dạo", vua chết là "băng hà"...
Thái tử Bảo Long, con vua Bảo Đại, ảnh chụp năm 1936. Đây là vị hoàng thái tử cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam. Ông là đích trưởng tử của Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.
Các quan hành lễ trước điện Thái Hòa. Sân chầu trong điện Thái Hòa còn được gọi là Bái đình hay Long trì (sân rồng). Các quan đại thần đứng sắp hàng theo phẩm hàm, quay mặt vào Điện Thái Hòa làm lễ đại triều. Ở trong Điện Thái Hòa chỉ có Vua ngự trên ngai vàng, các Hoàng thân và 4 vị đại thần cao nhất (tứ trụ) đứng chầu.
Vua Khải Định bên cạnh các quan cố vấn triều đình. Vua Khải Định thăng hà vào ngày 6/11/1925 vì bệnh lao phổi, một trong tứ chứng nan y thời đó, sau lễ mừng 40 tuổi hơn 1 năm.
Vua Khải Định ăn trưa tại điện Cần Chánh. Theo tư liệu, mỗi bữa ăn của vua có 35 món thực phẩm, với đủ các loại của ngon vật lạ. Cơm được nấu trong loại nồi đất đặc biệt, được nghệ nhân vùng Phong Điền làm riêng cho hoàng cung, chỉ dùng đúng một lần duy nhất, sau đó đập vỡ. Việc nấu các món ngự thiện phải sạch sẽ, nếu không, sở Thượng Thiện sẽ bị phạt rất nặng.
Lễ thiết triều của các quan lại triều Nguyễn, ảnh chụp năm 1926. Lễ đại triều chỉ diễn ra trong vòng một giờ đồng hồ.
Bà Chúa Nhất, trưởng nữ của vua Dục Đức, chị cả của vua Thành Thái, ảnh chụp năm 1931. Bà đã lập ra và huấn luyện đội ca vũ tuồng cung đình Huế ngay trong phủ của mình, và cho trình diễn trong hoàng cung từ cuối triều Thành Thái, qua các triều Duy Tân, Khải Định, và Bảo Đại.
Hai vị quan phục vụ trong triều, ảnh chụp tại Huế năm 1931.
Chân dung vua Bảo Đại, ảnh chụp năm 1928. Vua Bảo Đại tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông là vị hoàng đế thứ 13, vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.
Hoàng hậu Nam Phương tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bà sinh năm 1914 tại Sài Gòn, con ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính và là cháu ngoại ông huyện Sĩ ở Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20.
Nam Phương hoàng hậu được coi là một trong những phụ nữ Việt Nam đẹp nhất trong lịch sử, được ví như "hương thơm của miền Nam". Bảo Đại sau này viết lại trong hồi ký rằng: "Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê".
Nam Phương hoàng hậu trong lễ tấn phong năm 1934. Việc bà được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các bà vợ vua triều Nguyễn. Mười hai đời vua Nguyễn trước kia, vợ vua chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậụ.
Hai người vợ của vua Thành Thái năm 1907. Thành Thái là một trong những vua có nhiều vợ con. Theo thống kê của Nguyễn Phước tộc thế phả ông có tới 19 hoàng tử và 26 hoàng nữ. Ông tuyển lựa phi tần rất dễ dàng và có nhiều giai thoại đặc biệt về việc này.
Vua Duy Tân chụp cùng quan lại trong triều năm 1907. Vua Duy Tân lên ngôi lúc mới 7 tuổi, song với tư chất thông minh và cương vị người đứng đầu triều đình, ông trưởng thành rất sớm.
Vua Duy Tân ngồi trên kiệu, ảnh chụp năm 1907.
Một vị quan triều Nguyễn chụp cùng với vợ của mình năm 1899. Ảnh trong bài viết: Sưu tầm.